Tại sao người Hà Lan lại sống tiết kiệm?
Tại sao người Hà Lan lại sống tiết kiệm?
Người Hà Lan thừa nhận họ sống tiết kiệm. Đó là sự thật. “Tại sao phải lái xe ô tô trong khi có thể đạp xe đạp?”. “Tại sao phải mua đồ ăn trưa trong khi có thể chuẩn bị lunchbox ở nhà?” “Tại sao phải mua một cái xe đắt tiền trong khi có thể dùng một cái rẻ hơn?” “Tại sao lại vứt những đồ hết hạn đi khi chúng vẫn thực sự ăn được?”. Khi đi mua đồ trong siêu thị họ hay cân nhắc mua những thứ tương tự có giá rẻ hơn.
Hầu hết những người ăn vận đẹp đẽ, lộng lẫy và đi xe đắt tiền lại không phải dân Hà Lan vì ở Hà Lan dân nhập cư rất nhiều. Những người Ấn Độ hay Iran khi sang đây thường sống hưởng thụ và tiêu tiền nhiều hơn người Hà Lan. Trên phố xe ô tô hầu hết chỉ là loại xe bình thường, xe ô tô gia đình chứ không có nhiều Lamborghinis, Ferraris, Lotus (ngay cả ở các thành phố lớn). Đơn giản là họ cần xe cho mục đích chính đi lại hơn. Tương tự cho quần áo và cách trưng diện.
Tiết kiệm có thể được gọi là “trò tiêu khiển” của dân Hà Lan. Người Hà Lan ăn vận và sống rất giản dị, nếu bạn phô của cải vật chất quá thì sẽ bị đánh giá là khoe mẽ. Người Hà Lan cho rằng tiết kiệm là một đức tính tốt, tiêu tiền vung tay quá trán là thói xấu. Họ tin việc phô trương quần áo, điện thoại, tiền bạc,…là một thói quen không tốt. Họ rất quan tâm việc mình sẽ nhận được giá trị gì khi bỏ tiền ra. Ví dụ như họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn hơn để mua bảo hiểm, mua một cái tai nghe, máy ảnh, laptop đắt tiền nhưng bền và dùng được lâu dài, mua một cái đệm hơn 1000e để ngủ cho thoải mái hơn. Nếu thứ gì không thực sự cần thiết, họ sẽ không mua cho dù có rẻ như thế nào đi nữa.
Phụ nữ Hà Lan không phải là những con nghiện mua sắm, họ không thường xài tiền vào những việc như là mua quần áo, làm móng tay hay đi spa chăm sóc da và mua các sản phẩm làm đẹp. Đặc biệt việc thuê huấn luyện viên cá nhân (personal trainer) thì không phổ biến ở Hà Lan như các nước khác, và được cho là một sự xa hoa không cần thiết. Hầu hết mọi người không sẵn lòng bỏ tiền túi ra để nhận được dịch vụ và tư vấn từ personal trainer.
Ngay cả những người giàu có, họ sẽ chọn cái cheaper option dù nó chỉ rẻ hơn vài euro.
Em đã từng hỏi một người có lương hơn 3000e, đó là mày sẽ bỏ bao nhiêu tiền ra để mua một cái áo? Bạn trả lời “Nhất định phải dưới 30e”. Có thể so sánh như ở Việt Nam kiếm 30 triệu nhưng chỉ mua áo trong khoảng giá dưới 300 nghìn vậy.
Nếu bạn vẫn là học sinh, khi một người bạn Hà Lan vừa mua một túi bánh quy từ siêu thị và mời bạn ăn, hãy chia tiền số bánh quy bạn đã ăn và trả lại, dù chỉ là 50 cent. Đừng mong đợi một thứ gì đó miễn phí. Khi bạn mở hộp kẹo và đặt ra giữa bàn, họ sẽ không hiểu ý bạn là bạn mời tất cả mọi người cùng ăn với bạn (free). Bạn phải gợi ý nói cho họ hiểu (là họ không phải chia tiền), nhưng thường họ sẽ cố gắng trao đổi kiểu một miếng bim bim với một cục kẹo.
Đôi khi họ còn không sẵn lòng cho bạn mượn tiền. Ví dụ nếu hai người cùng đi mua đồ ăn và thẻ của bạn gặp trục trặc không dùng được, họ sẽ không tự động đề nghị cho bạn mượn tiền. Họ có thể bước ra khỏi siêu thị với đồ ăn trên tay, còn bạn thì không. Nếu bạn mượn tiền, họ sẽ thường hỏi bạn có thật sự cần thiết không? Có thực sự “emergency” ? Và không quên nhắc bạn phải trả đúng hẹn. Nếu bạn không trả đúng hẹn, họ sẽ nhắc bạn phải trả. Dù chỉ là một vài cent.
Nếu đến Hà Lan, hãy nằm lòng các quy tắc này để tránh gây khó chịu cho người khác.
1. Luôn luôn tự trả tiền đồ của mình.
2. Trong trường hợp phải mượn tiền, hãy trả lại sớm nhất có thể. Dù chỉ là một vài cent.
3. Hãy sử dụng đồ của mình. Luôn luôn có bút, giấy, bla bla của riêng bạn. Nhiều người cảm thấy “annoying” khi bạn hỏi mượn đồ họ.
4. Đừng mong chờ họ sẽ “sharing” bất kì thứ gì. Không phải họ ghét bạn hay ích kỉ với bạn, đó chỉ là văn hóa nước họ. Họ được nuôi lớn lên bằng cách sống tiết kiệm và những người xunh quanh họ cũng hành xử như thế.
5. Quà tặng không nên quá 15e. Nếu bạn ra mắt bố mẹ người yêu mà mang quà cáp đắt tiền, hay tặng quà sinh nhật đắt tiền, họ sẽ cho rằng bạn hoang phí hoặc khoe mẽ.
6. Bạn không thể ăn tối tại nhà họ nếu không được mời trước. Họ chỉ nấu ăn đúng số lượng cho đúng số người. Hạn chế đến chơi giờ sắp ăn cơm. Nếu bạn đến chơi một lúc và họ chuẩn bị ăn cơm, họ sẽ nói “Giờ tao chuẩn bị ăn cơm đây và mày có thể uống một tách trà nếu muốn.” Ý của họ là đến giờ tao ăn tối rồi tại sao mày vẫn ngồi đây mà chưa về. Và nếu bạn thực sự nói ừ cho tao một ly trà, họ sẽ chuẩn bị cho bạn một ly trà, bắt đầu ăn tối trước mặt bạn và ly trà của bạn.
Có phải người Hà Lan quá tiết kiệm hay không? Nếu bạn không phải người Hà Lan, câu trả lời là YES. Còn nếu bạn là người Hà Lan, câu trả lời là NO, đơn giản là the rest of the world is too generous.
Tự nhiên em nhớ lại cuộc sống ở Hà Nội, đa số mọi người đánh giá người khác qua từng thứ một. Kiểu như bạn phải dùng điện thoại Iphone xịn, phải đi SH, phải dùng sim số đẹp, phải mặc quần áo sang chảnh, phải đẹp thì mới đủ đẳng cấp với tôi. Rất nhiều người lương tháng ba triệu nhưng nhất định phải vay mượn tiền chỉ để mua con Iphone đời mới đi làm không ngại với đồng nghiệp. Rồi cảm thấy xấu hổ khi người yêu đi xe số hoặc bản thân mình không có Liberty để đi.
Qua Hà Lan rồi, đi ra đường không biết ai giàu ai nghèo vì ai nhìn cũng giản dị như ai.
Bài học lớn mà em nhận ra sau ba tháng ở đây : nên sống tiết kiệm, giản dị và không nên vất vả chạy theo những thứ như quần áo, điện thoại và xe đắt tiền. Có sao thì sống vậy. Và nên, luôn, phải take a good care of the money. Không nên tiêu xài quá phung phí. Hãy chỉ mua những thứ thực sự cần thiết. Có tiền thì đi du lịch, không có thì thôi hẹn dịp khác không phải sống chết để đi rồi về nhà với hai bàn tay trắng.
Nhật kí của một đứa liên tục gặp troubles với tiền bạc vì ở Việt Nam tiêu xài phung phí không có kế hoạch quen rồi nên qua đây được dạy cho một bài học nhớ đời.
0 Bình luận