Lê Quốc Việt

[ezcol_1third]Quốc tịch / Nationality: Việt Nam / Vietnamese

Nơi ở hiện tại / Current LocationLondon, Anh Quốc / London, UK

Flag on Britain Map

[/ezcol_1third]

[ezcol_2third_end]

Myself at the Durdle Door, a UNESCO World Heritage

Quốc Việt tại Durdle Door, một di sản thế giới UNESCO (Ảnh: Lê Quốc Việt) /
Quoc Viet at Durdle Door, a UNESCO World Heritage (Photo: Lê Quốc Việt)
[/ezcol_2third_end]

Phương châm cá nhân / Personal Motto: “Cơ hội chỉ đến với những tư tưởng có chuẩn bị. (Louis Pasteur)“Fortune favors the prepared mind.” (Louis Pasteur)

1) Bạn đã sống ở những quốc gia nào? / Which countries have you lived in so far?

Việt Nam, Ukraina, Singapore và Vương quốc Anh. / Vietnam, Ukraine, Singapore & United Kingdom.

2) Đất nước nào bạn yêu thích nhất? / What is your favorite country by now?

Phải chọn một đất nước yêu thích cũng giống như phải chọn buồng tim nào quan trọng nhất vậy. Tôi yêu tất cả các quốc gia kể trên.

Việt Nam là quê hương tôi, nơi tôi sinh ra và nơi cha mẹ tôi đang sống. Đồ ăn, văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam khiến tôi và các bạn tôi khó có thể cưỡng lại.

Ukraina là nơi mà tôi đã trải qua thời thơ ấu thời niên thiếu, nó chứa đầy những kỷ niệm ngọt ngào. Năm ngoái, tôi trở về Ukraina thăm bạn bè tôi những 4 lần liền. Các quốc gia Slavic rất giàu văn hóa, người dân tử tế và lạc quan, bất chấp những khó khăn tạm thời và xung đột ở miền Đông đất nước.

Singapore là nơi tôi đã trải qua 99 mặt trăng, hầu hết tuổi hai mươi của mình. Nơi đây đã cho tôi nền giáo dục đẳng cấp thế giới, giúp tôi mở ra nhiều cánh cửa và làm thấm nhuần tinh thần dám làm trong tôi.

Những người lãng mạn, hay mơ mộng, những nhân viên ngân hàng đầu tư, các nghệ sĩ và những kỹ sư phần mềm đều muốn sống tại London hay New York, và tôi rất may mắn khi được ở London. Thành phố này là một cửa sổ sang châu Âu và tôi đã đi đến 6 nước kể từ khi tôi di cư đến London.

Saying which country is my favourite is like telling which heart chamber is the most important. I love all those countries.

Vietnam is my homeland, it is where I was born and where my parents live. Food, culture, and nature of Vietnam are irresistible to me and my friends.

Ukraine is where I spent my childhood and early adolescence, so it is full of sweet memories. Last year, I visited my friends in Ukraine for 4 times. This Slavic country is culturally rich, and people are kind and upbeat, despite the temporary difficulties and conflict in the East.

Singapore is where I spent 99 moons, most of my twenties. The country offered me the world class education, it opened many doors for me and instilled can-do spirit in me.

Romantics, daydreamers, investment bankers, artists, and software engineers want to be in London or New York, and I’m fortunate enough to be in London. The city is a window to Europe, and I have travelled to 6 countries since I moved to London.

Riga Old Town (2)

Riga Old Town (1)

Ảnh: Phố cổ Riga (Latvia) / Photo: Riga Old Town – Lê Quốc Việt

3) Bạn trả lời như thế nào khi ai đó hỏi bạn: “Bạn từ đâu đến?” / How do you respond this one favorite question: “Where are you from?”

Nếu gặp người ngoài hành tinh thì tôi sẽ nói là tôi là người từ Trái Đất mà không cần đắn đo. Còn với những người còn lại thì tôi chỉ nói là tôi đến từ Việt Nam hay … từ khắp nơi.

If I happen to see Martians, I’ll tell them I’m from the Earth without blinking. Otherwise I’ll just say I’m from Vietnam or … from everywhere.

4) Bạn cảm thấy mình đã “mất gốc” hay “vẫn còn gốc? 😉 Độ Việt Nam trong bạn đến đâu? / Do you feel “rootless” or “still with a root”? 😉 How Vietnamese are you?

Ước gì tôi có một cái thước để có thể đo “độ Việt Nam” của mình. Lần đầu đến Singapore, giáo viên tiếng Anh của tôi tại trường National University of Singapore (NUS) nói với tôi rằng tôi không phải là một người châu Á điển hình vì tôi quen nói thẳng và không ngại thách thức những người khác và cũng không sợ bị thách thức, và tôi cảm thấy thoải mái với những cuộc thảo luận mở hay những cuộc tranh luận.

Tuy nhiên, tôi không thuộc về “thế hệ chuối” (một cách ví người dân châu Á đã sinh ra và lớn lên ở các nước phương Tây và có cách cư xử như một người phương Tây, mặc dù nhìn hoàn toàn châu Á). Tôi là một người Việt thích sự đa dạng và đã được tiếp thu bởi các nền văn hóa Ukraina, Singapore và Anh Quốc.

I wish there was a Vietnam-O-meter. When I first came to Singapore, my English teacher at National University of Singapore (NUS) told me that I’m not a typical Asian because I’m outspoken and I’m not afraid of challenging other people or being challenged, and can take open discussion or debate.

However, I do not belong to the “banana generation” (metaphor about Asian people who were born and raised in Western countries and act like a Westerner despite looking Asian). I’m a Vietnamese who enjoys diversity and learns from and adopts Ukrainian, Singaporean & British cultures.

5) “Công dân toàn cầu” có nghĩa gì đối với bạn? / What does the term “global citizen” mean to you?

“Công dân toàn cầu” với tôi có nghĩa là một người có khả năng, nguồn lực và các mối quan hệ để đi du lịch và sống ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục khác nhau.

Là một công dân toàn cầu không chỉ đơn giản là ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tại London và ăn tối ở New York. Hơn thế nữa, nó còn nói về sự nhận thức, sự nhạy cảm, sự nhạy bén, lòng khoan dung và sự tôn trọng đối với các nền văn hóa, sắc tộc và tôn giáo khác nhau.

Being a “global citizen” to me means having capacity, resources and connections to travel and live in multiple countries across different continents.

Being a global citizen doesn’t mean simply having a breakfast in Hanoi, lunch in London and dinner in New York. It’s more about awareness, sensitivity, sensibility, tolerance, and respect towards different cultures, ethnicities, and religions.

6) Bài học lớn nhất mà bạn học được sau khi đã sống ở bấy nhiêu quốc gia là gì? / What is the biggest lesson you have learnt from living in so many countries?

Tôi đã học được cách sẵn sàng cho những sự phá vỡ niềm tin và chuẩn mực của mình. Tại đất nước mới thì cảm nhận thông thường của tôi sẽ rất bất thường. Tôi phải sẵn sàng cho cú sốc văn hóa.

Tôi cũng học được cách nói lời chia tay với phiên bản cũ của mình, và trở thành một người khác khi trở về nhà. Sau khi đi du lịch hoặc sống tại nước ngoài trong một khoản thời gian đủ dài thì không ai là không có sự thay đổi cả. Mỗi người trong chúng ta đều có sự biến đổi dần dần trong suốt chuyến đi và chuyến phiêu lưu của mình.

Sự trung thực ở Ukraine sẽ bị coi như thẳng thắn quá mức tại Việt Nam. Mở cửa hộ, giữ ghế hay xách hành lý cho một người phụ nữ là chuyện thường ở London, nhưng khi làm những việc đó ở Hà Nội thì sẽ bị coi là muốn tán tỉnh. Cách xã giao tại Hà Nội thì lại có thể bịcoi là không thành thật ở phương Tây. Tôi học được cách sẵn sàng thích ứng và chuyển cách cư xử khi cần thiết.

Be ready for your beliefs and norms to be shattered. In a new country, your common sense is uncommon sense. Be ready to be culturally shocked.

Be ready to say goodbye to the old you, and be different upon your return home. After travelling or living in another country long enough, no one can stay the same. One transforms during the trip and adventure.
Being honest in Ukraine will seems too straightforward in Vietnam. Helping a lady with a door, chair or luggage, which is a norm in London, can be a little flirty in Hanoi. Being diplomatic in Hanoi can look insincere in the West. Be ready to adapt and switch modes.

7) Cú sốc văn hóa lớn nhất mà bạn đã trải qua là gì? / The biggest cultural shock you have experienced so far?

Cú sốc văn hóa lớn nhất của tôi là lúc tôi rời Việt Nam và đến sân bay Changi của Singapore vào năm 2005. Tôi đã được chào đón bởi một nụ cười tươi tại hải quan. Các nhân viên nhập cư rất thân thiện và lịch sự và họ có đủ loạikẹo cho hành khách thưởng thức. Singapore luôn làm cho tôi ngất ngây với độ hiệu quả, lịch sự và tử tế của các quan chức chính phủ và người dân của đất nước này.

Singapore có những thư viện quốc gia miễn phí, nước uống và vệ sinh công cộng sạch sẽ ở khắp mọi nơi. Giao thông công cộng tuyệt vời, các công viên xanh đẹp và an ninh công cộng không có thể so sánh là những ưu điểm rất lớn đối với một đất nước nhỏ như vậy.

Con người ở đây rất kiên nhẫn và không ngại xếp hàng và ghét sự gian lận. Tất cả các dịch vụ công cộng được thực hiện đúng cách mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

My biggest culture shock was the moment I left Vietnam and I arrived at the Changi Airport of Singapore in 2005. I was greeted with a big smile at the customs. The immigration staff were very friendly and polite and they have assortment of candies for passengers to enjoy. Singapore kept wowing me with its efficiency, politeness and kindness of government officials and its people.

Singapore has free national libraries, drinking water & clean public toilets everywhere. Singapore’s superb public transports and green, beautiful parks, unparalleled public security are huge pluses for such a small country.
 
People are patient, don’t mind queueing up, and hate cheating. All public services are done properly without any kind of discrimination.

 

A cozy corner of Rome
Ảnh: Một góc ấm cúng của Rome (Ý) / Photo: A cozy corner of Rome (Italy) – Lê Quốc Việt

 

8) Du lịch đã thay đổi con người bạn như thế nào? / How has traveling changed you as a person?

 

Du lịch làm tôi có ý thức hơn về các văn hóa khác nhau vì tôi rất thích đọc các bài tóm tắt về những phong tục và nghi thức của địa phương trước khi tôi khởi hành và điều này giúp tôi không tự phụ và không thành kiến khi đi du lịch.

Du lịch làm tôi quan sát nhiều hơn và đọc tâm trí mọi người tốt hơn để tránh sự gian lận, để tìm ra lối đi tốt nhất, và để chọn quà lưu niệm hợp lý.

Việc học tập và làm việc của tôi ở Singapore và London đã dạy tôi cách lịch trình kế hoạch rất cẩn thận. Tôi đã từng ghét cay ghét đắng những sự sai lệch, nhưng nhờ đi du lịch nhiều nên tôi đã trở nên linh hoạt, khoan dung và mềm dẻo hơn.

Du lịch làm tôi trở thành người của hiện tại: Tôi học được cách nhận thức thời gian hiện giờ và tận hưởng từng giây phút. Cuối cùng thì tôi đã có thể cảm nhận được ý nghĩa của cụm từ: Carpe diem!

Travelling made me more culturally sensitive as I love to read briefly about the local customs and etiquettes before departing and to stay unassuming and open-minded during my travel.

Travelling made me more observant and read people better to avoid small time cheaters, to find the best routes, and to pick good souvenirs.

My study and work in Singapore and London make me plan schedules very carefully. I used to be intolerant of deviations, but thanks to travelling, I became more flexible, lenient, and spontaneous.

 

Travelling made me more present: Be aware of this very moment and enjoy while it lasts. Finally I can feel the meaning of the phrase: Carpe diem!

9) How is traveling with the Vietnamese passport? Have you ever had any problems? / Đi lại bằng hộ chiếu Việt Nam như thế nào? Bạn đã bao giờ bị làm khó dễ chưa?

Người mang hộ chiếu Việt chỉ có thể đi du lịch miễn thị thực hoặc xin visa khi nhập cảnh tại 44 quốc gia. Singapore là quốc gia phát triển duy nhất mà cho công dân Việt visa khi nhập cảnh. Tất cả các nước phát triển khác trên thế giới đều yêu cầu thị thực đối với người Việt Nam.

 

Ngoài việc bị dừng lại và phải trả lời nhiều câu hỏi tại hải quan hay nơi nhập cảnh khi đến nơi thì những nhược điểm chính là thời gian và chi phí xin visa. Tôi hy vọng chính phủ Việt Nam và Bộ Ngoại giao sẽ thành công trong việc củng cố các mối quan hệ với những nước khác và giảm rắc rối cho du khách Việt.

 

Vietnamese passport holders are limited to travel visa-free or visa-on-arrival to 44 countries only. Singapore is the only developed country which gives Vietnamese citizens visa-on-arrival. All other countries in the developed world require visa for Vietnamese.

 

Apart from being stopped and asked multiple questions at the customs/immigration upon arrival, the main downside is time and cost of visa application. I hope the Vietnamese government and the Ministry of Foreign Affairs will succeed in closing ties with other countries and reducing hassle for Vietnamese travellers.
10) Nếu phải nêu ra một điều khác biệt giữa những văn hóa của các đất nước bạn đã sống thì đó sẽ là điều gì? / If you have to name the biggest difference between the cultures of the countries you have lived in, what would it be?

 

  • Việt Nam: Mọi người ở đây đều thích cách sống chậm nhịp và đây là đất nước tốt nhất trên thế giới cho những người sành ăn.
  • Ukraina: Nơi có những con người rất ân cần, vui vẻ và lạc quan. Các cô gái có đôi mắt rất đẹp với những màu sắc khác nhau.
  • Singapore: Nhịp độ sống nhanh, đất nước xanh, hiện đại với các chuyên gia đủ mọi lĩnh vực.
  • Anh: người dân lịch sự, có gu thẩm mỹ và thời trang cao với hàng trăm loại bia và rượu ale, đất nước này rất cần sự tự động hóa.
  • Vietnam: Everyone enjoys slow-paced way of life and it’s the best country in the world for foodies.
  • Ukraine: Kind, joyous and optimistic people. The ladies have very beautiful eyes of different colours.
  • Singapore: Fast-paced, green, modern country of professionals.
  • England: Polite, aesthetic and fashionable people with hundreds of beers, and ales, and severely need automation.

11) Du lịch đã lấy những gì từ bạn? / What has traveling taken from you?

Trước đây tôi rất nhút nhát và sống nội tâm, nhưng du lịch đã lấy đi sự nhút nhát của tôi và thay vào đó nó làm cho tôi táo bạo hơn. Khi đi du lịch, bạn không thể dính vào mũi vào bản đồ cả ngày được, bạn phải bắt chuyện với người dân địa phương để tìm hiểu về các địa điểm, thực phẩm, văn hóa, và kiến thức mới.

Du lịch đã lấy đi những thói quen thường lệ của tôi. Khi tôi đi du lịch, mọi thứ đều mới lạ đối với tôi, làm cho tôi rất sung sướng và ngây ngất. Không phải tất cả các thói quen đều xấu, ví dụ như thói quen tập thể dục chẳng hạn. Tôi phải theo dõi cân nặng và chế độ ăn uống khi thưởng thức các món ngon trong khi đi du lịch và tôi phải đi bộ / chạy đều đặn.

Du lịch cũng đã lấy đi sự cô đơn từ tôi. Ba năm trước đây, vào ngày sinh nhật của mình, tôi đã thực hiện chuyến đi một mình đầu tiên, và kể từ đó tôi phát hiện ra thú vui khi đi du lịch một mình: bạn có thể ở lại một địa điểm bất kỳ trong vòng bao lâu là tùy bạn hay bạn có thể bỏ qua bất kỳ nơi nào làm bạn chán chết, và bạn cũng có thể kết bạn với người dân địa phương và ăn tất cả những gì bạn muốn mà không phải gò bó vì lịch trình nghiêm ngặt nào cả. Du lịch đã cho tôi sự tự tin và tính ngẫu hứng.

I was very shy and introvert, but travelling took away my shyness and gave me boldness. You can’t stick your nose on the map all day, you have to speak to local people to learn about locations, food, culture, and wisdom.

Travelling took routine away from me. When I travel, everything is new and I get excited and ecstatic. Routine isn’t bad when it comes to gym and exercising. I have to watch my weight and diet while enjoying delicacies when travelling and make sure I walk/run enough.

Travelling also took loneliness away from me. Three years ago, on my birthday, I made the first solo trip,  and since then, I discovered the joy of travelling alone: You can linger as long as you want at any place or skip any location that bores you to death; You can mingle with local people and eat what you want without any strict schedule. Travelling gave me confidence and spontaneity.

Sunset in Weymouth, Southern England

Ảnh: Hoàng hôn tại Weymouth, miền Nam nước Anh /
Photo: Sunset in Weymouth, Southern England – Lê Quốc Việt

12) Điều khó khăn nhất bạn đã gặp phải khi sống ở nước ngoài là gì? / What has been the most difficult situation you have met while living abroad?

Khi tôi từ Việt Nam chuyển đến Singapore, tôi đã mất vài năm để có thể thích nghi hoàn toàn với môi trường bên đó. Ở nhà thì được mẹ chăm lo cho trăm điều, còn bây giờ tôi phải tự lo cho bản thân mình. Hệ thống giáo dục tại Singapore thuộc đẳng cấp thế giới và có những tiêu chuẩn rất cao và rất khắt khe. Học sinh được phép ưu tiên và chọn các môn học cho mình, nhưng có sự linh hoạt lớn thì cũng có trách nhiệm lớn. Tôi cũng rất thích những hoạt động ngoại khóa như Start-Up @ Singapore, IEEE và tôi cũng đã thực tập và làm nghề tự do (freelance).

Đôi khi tôi cảm thấy tôi đã làm quá nhiều việc cùng lúc và cần có sự cân bằng giữa việc học tập, các hoạt động ngoại khóa, thực tập, đời sống xã hội và cuộc sống riêng tư của mình. Ra nước ngoài sinh sống cũng giống như bạn mở hộp Pandora ra vậy, nó chứa đầy thách thức, nhung cuối cùng thì bạn cũng vượt qua được tất cả và sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, và bạn cũng sẽ tự hào rằng bạn đã vượt qua và trở thành một người lớn thực sự mà có thể tự lo cho bản thân mình.

When I moved to Singapore from Vietnam, it took me a couple of years to adapt fully. My Mom handled the lion’s share of housework, and now I have to manage myself. The education system in Singapore is world-class and has very high standards and is very demanding as well. Students were allowed to prioritize and select their own modules, and with great flexibility comes great responsibility. I also enjoyed CCAs (co-curricular activities), such as Start-Up@Singapore, IEEE, and I did internships, and freelancing work.

Sometimes I felt I was spreading myself too thin and needed to prioritize to balance study, CCAs, internships, social life, private life. Moving overseas is like opening a Pandora’s box, it’s full of challenges, but in the end you overcome all of them and feel stronger, more mature, and proud that you did it and became a real self-reliant adult.

13) Bạn có một bí kíp để thành công khi sống tại nước ngoài? / What is your secret to succeed in a foreign country?

Một lần tôi nghe được một câu mà đã trở thành nguyên tắc của tôi mỗi khi lựa chọn công ty, một đất nước hay xã hội: “Hãy ở nơi bạn được tán dương chứ đừng ở nơi mà bạn chỉ đơn thuần được chấp nhận”.

Tất cả đều bắt nguồn từ sự nhận thức bản thân và ý thức được về nơi hiện giờ bạn đang sống và nơi bạn muốn đi. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể áp dụng cách nghĩ này đối với quê hương của mình, vì một số người đã thành công sau khi rời khỏi đất nước của mình.

Once I heard a quote which became my principle while choosing a company, a country or a society: “Be where you are celebrated, not merely tolerated”.

It all comes to self-awareness and being aware of the place you are living in at the moment and the the place you want to go. I think it’s applicable to your homeland too as some people prosper after leaving their countries.

14) Đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi khi sống ở nước ngoài và muốn trở về nước? / Have you ever felt sick and tired from living abroad, and wanted to returned to Vietnam?

Đôi khi tôi cảm thấy nhớ nhà, nhưng không đến mức độ để cảm thấy phải chạy trốn. Trước đây ở Singapore, tôi về nước thăm bố mẹ ít nhất hai lần một năm, còn từ khi chuyển đến London thì tôi về thăm nhà một năm một lần. Tôi cũng gọi điện về nhà vài lần mỗi tuần, vậy nên khoảng cách chỉ là địa lý là chủ yếu và có thể được khắc phục.

Sống xa nhà khiến tôi trưởng thành hơn và dạy tôi khả năng đọc mọi người tốt hơn cũng như cách sống tự chủ.

Sometimes I feel homesick, but not to such extent to runaway. I visited parents at least twice a year when I was in Singapore and once a year since I moved to London. I call my parents a few times a week, so any distance is mostly geographic and can be overcome.

Living away from home makes me more mature and teaches me to read people better and be self-reliant.

15) Bạn nhớ điều gì ở quê nhà nhất? / What are you missing the most from home?

Cha mẹ tôi, thú cưng của tôi tên Misha, các bạn học cùng trường, và tất nhiên là các món ăn Việt Nam! Không nơi nào trên thế giới có thể có những món ăn ngon như ở Việt Nam!

My parents, my pet Misha, my school friends, and of course Vietnamese food! Nowhere in the world one can find food such as Vietnamese food!

Vitraz - Colorful glasses on Tallinn Tele-tower, Estonia

Ảnh: Vitraaž (Kính màu) – các khung kính đầy màu sắc trên Tháp truyền hình Tallinn (Estonia) /
Photo: Vitraaž (Stained glass) – Colorful glasses on Tallinn Tele-tower (Estonia) – Lê Quốc Việt

16) Bạn khuyên gì cho những người muốn ra nước ngoài sống, học tập và làm việc? / What would you recommend the people who want to move/travel abroad?

Tôi đã chuyển đến nước khác định cư 4 lần ở các lứa tuổi khác nhau (7, 12, 20, 28) vì các mục đích và lý do khác nhau. Tôi rất muốn chia sẻ kinh nghiệm mà tôi đã trải qua khi ra nước ngoài định cư.

 

Khi bạn còn trẻ và vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, bạn cảm thấy rằng ra nước ngoài là điều tốt nhất có thể xảy ra với bạn! Tâm trí trẻ đầy nhiệt huyết và sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ, kết bạn với tất cả mọi người và học bất cứ ngôn ngữ nào một cách dễ dàng.

 

Những người trên tuổi 25 mà quyết định ra nước ngoài đều có những thách thức và lợi thế riêng của họ. Là một người trưởng thành có nghĩa là có sự nhận thức mạnh mẽ về mình và sở hữu chiều sâu của văn hóa, thuần phong và mỹ tục. Là một người trưởng thành cũng là lúc học ngoại ngữ khó khăn hơn và cũng khó khăn hơn để có thể thích ứng với thời tiết, thực phẩm và phong tục của nước địa phương.

 

Tuy nhiên, bất kể ở độ tuổi nào thì con người cũng có thể sống vui vẻ tại một đất nước mới bằng cách giữ một tâm trí cởi mở, bằng cách nhìn vào các nền văn hóa và con người khác nhau bằng con mắt không có định kiến, và bằng cách nuôi dưỡng sự tò mò về con người, văn hóa, các món ăn và các cuộc du hành.

 

Một lưu ý lớn cho sinh viên và người lao động Việt Nam khi sống ở nước ngoài: mặc dù tham gia các hoạt động do người Việt tổ chức và chơi với nhóm bạn người Việt là những điều quan trọng, bạn rất nên thích ứng với quốc gia bạn đang sống. Chúng ta không ra nước ngoài để sống cách biệt, nhưng để trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau ở tất cả các cấp độ, học theo các thói quen và các triết lý thú vị và làm bạn với cả thế giới.

 

Điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém: Hãy chuẩn bị đủ tiền tiết kiệm và các kỹ năng làm việc thích hợp để có thể chi trả cho mọi sinh hoạt ở nước ngoài. Trong các diễn đàn và nhóm trên Facebook, tôi đọc được nhiều câu hỏi của các bạn có ý định ra nước ngoài muốn biết về tiền lương khi làm hầu bàn hoặc nhân viên đánh móng tay để kiếm tiền đi học tại Singapore, Nhật Bản, Anh, Úc,… Có nhiều người trong số họ sẽ làm việc nhiều hơn số giờ hợp pháp (ví dụ như họ làm 40 tiếng một tuần, nhiều hơn rất nhiều số giờ pháp luật cho phép là 16 hoặc 20 tiếng). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của họ, mà cũng làm cho họ đi sai hướng. Vậy nên hãy ra nước ngoài khi bạn đã sẵn sàng tinh thần, thể chất và tài chính.

 

11802113_989520201098482_1620978610_n
Quốc Việt với tấm hộ chiếu Việt Nam đã sống tại bốn nước khác nhau. /
With his Vietnamese passport, Quoc Viet has lived in four different countries. – Lê Quốc Việt

 

I moved countries 4 times at different ages (7, 12, 20, 28) for different purposes and reasons. I’d love to share experience I have been through when moving countries.
 
When you are young and depend on your parents, moving countries is the best thing that could happen to you! Your young mind is full of excitement and ready to absorb everything and make friends with everyone and pick up any language without any hassle.
 
People over 25 who decide to move countries have their own set of challenges and advantages. Being an adult means having a strong sense of identity and possessing depth of culture, habits and customs. Being an adult also means it’s harder to pick a foreign language and adapt to a foreign country’s weather, food, and customs.
 
However, regardless of any age, one can live joyfully in a new country by keeping an open mind, by being unassuming about other cultures and other people, and by cultivating curiosity about people, cultures, food, and travelling.
 
One big note for Vietnamese students and professionals that I have noticed when living abroad: While it’s important to engage in VietSoc activities and have a close group of Vietnamese friends, it’s vital to adapt to the country you are living in the moment. We go abroad not for ghettoization but for experiencing foreign cultures at all levels, absorbing all good practices, philosophies, and making international friends.
 
Last but not least: Make sure you have enough savings and have skills to work for proper living. I can see many posts in the forums/Facebook groups asking how much one can make waiting tables or polishing nails to support their future studies in Singapore, Japan, UK, Australia, … And many end up working illegally long hours (40 hours a week, much beyond 16 or 20 hours permitted by law). This not only does affect their studies, but also sets them on the wrong path. Go overseas when you are ready mentally, physically and financially.