SAK YANTS – LỜI CHÚC PHÚC CỦA THẦN

Đăng bởi Trần Hà Phương vào

Kỳ I: Những hình xăm hàng trăm năm tuổi

Trong lúc “lăn lộn” trên trang Reddit Việt Nam, mình tình cờ trông thấy một tấm ảnh rất đẹp này.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời


Theo trích dẫn của người đăng, đây là ảnh một nhà sư Phật giáo chia sẻ đồ ăn với một chú hổ tại Đền hổ Kanchanaburi tại Thái Lan. Tấm ảnh chụp bởi Wojtek Kalka.

Bỏ qua những tranh cãi về câu chuyện khủng khiếp ẩn sau Đền hổ nổi tiếng, tấm ảnh gây ấn tượng với người xem còn bởi hình xăm tuyệt đẹp trên tay và lưng của nhà sư. Từ lời giải thích của những người dùng Reddit, mình đã đi tìm hiểu về Sak Yants – nghệ thuật xăm truyền thống của người Thái.

1. Nguồn gốc

Sak Yants xuất hiện từ thời đế quốc Khmer (hay còn gọi là đế quốc Angkor) (khoảng từ năm 802-1431).สัก (Sak) có nghĩa là hình xăm; còn ยันต์ (Yants) là phiên âm tiếng Thái của từ “yantra” trong tiếng Phạn, một biểu tượng tín ngưỡng linh thiêng của văn hóa Ấn. Ngày nay, chúng ta còn gọi Sak Yants là xăm huyền thuật.

Getting Sak Yant Tattoos in Cambodia

Sak Yants được thực hiện bởi những nhà sư – người có địa vị cao trong tín ngưỡng Thái Lan. Thời xưa, các nhà sư thực hiện xăm Sak Yants cho các chiến binh như một lời cầu nguyện. Học tin rằng Sak Yants sẽ ban cho những người lính sức mạnh và may mắn, thậm chí khiến mũi tên không thể xuyên qua da thịt họ. Những hình xăm ấy được gọi là yantra. Yantra chủ yếu là những chữ tiếng Khmer cổ cùng những hình thú dữ như rắn, hổ, voi,…

Tiger Sak Yant Meaning

Sak Yants khá nổi tiếng ở một số quốc gia Đông Nam Á. Quân đội Campuchia vẫn sử dụng các hình xăm yantra. Thậm chí ở Việt Nam mình, xăm Sak Yants cũng được rất nhiều tín đồ của xăm hình mê mẩn. Nhưng nhìn chung, Thái Lan vẫn là vương quốc  nơi Sak Yants nổi tiếng nhất. Thậm chí ở Bangkok, có cả một trường học dạy Sak Yants.

焦哥❤的相册-如娏
Một sư thầy ở Thái với yantra trên lưng


2. Nghi lễ xăm Sak Yants

Trước khi Sak Yants lan rộng, người dân phải tìm đến chùa chiền để xin các nhà sư đắc đạo thực hiện nghi lễ xăm Sak Yants. Sau khi xăm, vị thiền sư sẽ niệm chú và phù phép để hình xăm có thể hộ mạng cho chủ nhân trước những linh hồn quỷ dữ. Người Thái tin rằng sức mạnh của Sak Yants sẽ biến mất dần theo năm tháng, nên cách một đoạn thời gian, họ sẽ quay lại nơi xăm để các nhà sư làm phép lần nữa.

Sak Yant Chiang Mai

Sak Yants được chia làm hai loại qua loại mực xăm được sử dụng.

Nếu xăm bằng mực thì được gọi là Sak Muk. Đây là loại hình xăm được sử dụng cho các chiến binh ngày xưa.

Sak Yants bằng dầu mè thì đc gọi là Sak “Nam Mam” ( Sak Nám Măn).

Hai cách xăm này mang ý nghĩa như nhau, chỉ khác là xăm bằng dầu mè thì sẽ không hiện lên thành hình trên da. Có lẽ vì thế mà Sak “Nam Mam” trở nên tương đối hiếm ngày nay.

3. Phân loại các yantra

Các yantra được chia làm 7 nhóm theo ý nghĩa của chúng, bao gồm: Kong Krapan – vô hình, Klawe klaad – tránh thoát, Choke laap – điềm lành, Maha saneh – quyến rũ, Medta mah niyom – có sức ảnh hưởng, Maha amnat – quyền lực và Maha jong ngan – hạ gục đối thủ. Bởi những ý nghĩa đa dạng của các hình xăm này nên ngày nay, không chỉ mafia Thái mà ngay cả những người trẻ cũng hay tìm đến Sak Yants.

Angelina Jolie with 5 Lines Sak Yant tattoo on her back #Maoritattoos
Ngôi sao Angelina Jolie với một yantra trên vai 

Mình đọc một số bài viết thấy phân loại xăm Sak Yants thành 3 kiểu là xăm bằng tre, xăm 5 dòng và xăm vĩnh viễn. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, mình thấy một số yantra khác bên cạnh xăm 5 dòng, nên mình xin phép chia Sak Yants qua 2 kiểu: cách xăm và hình xăm.

(Vì dung lượng bài viết không cho phép, nên mình xin phép được đề cập tới các cách xăm Sak Yants trước. Phần về hình xăm tương đối dài và cần nhiều hình ảnh minh họa, mình sẽ mang tới cho các bạn ở phần 2 vào thứ bảy tuần sau.)

Sak Yants có 2 cách xăm là xăm bằng tre và xăm vĩnh viễn.

Xăm bằng tre có lẽ nghe hơi… đáng sợ. Thay vì sử dụng dụng cụ kim loại, thợ xăm sử dụng những mũi tre được vót nhọn. Xăm bằng cách này rất đau, cần nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa thợ xăm cũng phải là một người thợ đạt đến trình độ chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng được sự phức tạp của kỹ thuật xăm này. Bù lại, xăm bằng tre không gây hại quá nhiều cho da, chảy máu ít và chóng lành.  

Sak Yant                                                                                                                                                                                 More

Về xăm vĩnh viễn, các thợ xăm không vẽ trực tiếp ngay lên da mà dùng khuôn vẽ phác thảo trên giấy thấm dầu, ép giấy vào da ẩm rồi mới tiến hành xăm theo đó. Cuối thế kỷ trước, khuôn vẽ được khắc bằng gỗ, lấy bột than trét vào khuôn để tạo nét phác thảo màu đen rồi mới ép vào người.

Hình ảnh: Pinterest

Người viết: Hà Phương


0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *