Trung thu khắp thế giới qua những chiếc “bánh trăng”

Đăng bởi Trần Hà Phương vào

Vào khoảng 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, trẻ em Việt Nam lại hân hoan bày mâm cỗ, xem múa lân, cùng nhau đón Tết Trung thu. Lễ Trung thu đã sớm trở thành một ngày lễ quan trọng trong văn hóa nhiều quốc gia châu Á. Ở mỗi nơi, Trung thu lại mang một ý nghĩa khác nhau và được người dân ăn mừng qua những phong tục khác biệt. Nhưng có lẽ, điểm chung lớn nhất giữa các quốc gia là luôn có một món bánh đặc biệt dành riêng cho ngày lễ này.

Trong đêm Trung thu năm nay, HCX sẽ đưa các bạn khám phá Trung thu ở khắp thế giới qua những chiếc “bánh trăng” truyền thống của họ!

 

1. Trung Quốc

Với người Hoa, Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày lễ đặc biệt này, mọi người trong gia đình sẽ cùng quay về quây quần bên nhau, ngắm trăng và thưởng thức những chiếc bánh ngon tuyệt.

Nhiều người tin rằng có lẽ chiếc bánh Trung thu phổ biến nhất và ảnh hưởng nhiều nhất tới văn hóa các quốc gia khác là những chiếc bánh của Trung Quốc. Bánh truyền thống của họ có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, bên trong là lớp nhân đậu xanh hoặc hạt sen, có thêm lòng đỏ trứng muối tượng trưng cho mặt trăng tròn.

A Chinese triditional festival

Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, người ta lại có những cách biến tấu khác nhau. Người Quảng Đông với hạt bí, hạt dưa, thịt lợn quay, nấm, trứng muối,… Bánh của vùng Tô Châu với thịt heo băm nhỏ,…

 

Mooncake

Mỗi vùng sẽ có những cách biến tấu bánh Trung thu khác nhau

2. Việt Nam

Chiếc bánh nướng Trung thu của Việt Nam rất tương đồng với bánh Trung thu của Trung Quốc, chủ yếu phổ biến với nhân ngọt hoặc thập cẩm.

Mooncake, Sofitel Legend Metropole, Hanoi, Vietnam

Nếu như cứ nhắc tới “mooncake” của Châu Á, người ta thường nghĩ ngay tới bánh nướng, thì Việt Nam mình còn có món bánh dẻo tuyệt ngon nữa. Không ai biết chính xác nguồn gốc của món ăn này, chỉ biết từ lâu rồi, bánh nướng và bánh dẻo đã xuất hiện trong mâm cỗ Trung thu của người Việt.

Snow Skin Mooncakes

Món bánh dẻo “Made in Việt Nam”

Ở Việt Nam, Trung thu là ngày lễ của các em thiếu nhi, nhi đồng. Các em nhỏ được bày mâm phá cỗ, rước đèn, múa lân,…

Vietnamese Folk Game

3. Hong Kong

Puff pastry”, tên tiếng Việt là “bánh ngàn lớp” chính là món bánh nướng truyền thống của người dân Đài Loan. Đặc trưng nhất có lẽ là bánh ngàn lớp nhân đậu xanh mềm, vị thảo mộc. Bánh của họ không quá ngọt như bánh Trung thu tại nhiều nước khác.

Người Đài cũng có bánh nướng như Trung Quốc và Việt Nam, chỉ là lớp vỏ mỏng hơn và được giảm bớt lượng đường.

chinese moon cake

Đến Đài Loan trong ngày Trung thu, bạn có thể tham gia phong tục thả đèn trời và ngắm trăng rất thú vị!

lanternes volantes

4. Hàn Quốc

Nếu bánh Trung thu tại đa phần các nước châu Á tròn xoe như trăng đêm rằm, thì bánh Trung thu truyền thống của Hàn Quốc lại là những vầng trăng khuyết. Những chiếc bánh này được gọi là Songpyeon với đủ sắc màu rực rỡ. Bánh được hấp với lá thông nên có vị lá thông tươi, dẻo, ngọt thanh với nhân đỗ.

Người Hàn tin rằng thiếu nữ nhà nào làm bánh songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được người phu quân như ý, nếu là phụ nữ đã có chồng thì sẽ sinh được bé gái đáng yêu. Vì vậy, các cô gái Hàn Quốc dành nhiều tâm tư cho những chiếc bánh Songpyeon.

#Chuseok Food: #Songpyeon

5. Nhật Bản

Một số nơi tại Nhật Bản, vào ngày lễ Trung thu thường tổ chức giã bột nếp làm bánh Tsukimi Dango – bánh Trung thu của quốc gia mặt trời mọc. Món bánh này có vẻ ngoài tròn xoe từa tựa bánh trôi nước của Việt Nam mình, nhưng nhân bên trong không phải đường mà là đậu đỏ. Bánh được làm từ bột gạo nếp, sau khi nướng qua sẽ hơi giòn. Người Nhật thích thưởng thức món bánh này với một tách trà ngon.

Vào dịp Trung thu, bánh sẽ được đặt ở hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ để gia chủ vừa thưởng thức bánh vừa ngắm trăng.

Người Nhật có một câu chuyện truyền thuyết khá đáng yêu về những chiếc bánh Dango. Họ tin rằng ở trên mặt trăng, có những chú thỏ đang ngày đêm giã bột, làm những chiếc bánh tròn xoe đáng yêu này.

Bánh Dango không chỉ xuất hiện trong lễ Trung thu mà còn trở thành một “món ngọt quốc dân” được bày bán thường xuyên của người Nhật Bản. Bật mí nhỏ là món bánh này thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình của Nhật đấy nhé!

Moon-viewing festival (Tsuki-mi), usually in September 月見団子 旧暦八月十五日の月を十五夜、同九月十三日の月を十三夜といいすすきや団子、芋、豆、栗などを供える風習があります。団子の形状は関東が丸形、関西は里芋の形で餡でくるみます。

6. Philippines

“Hopia”, hay còn xuất hiện tại Việt Nam với tên “bánh pía” là món bánh truyền thống của người Philippines trong lễ Trung thu. Không màu sắc hay nhiều hoa văn như những người bạn của mình, những chiếc bánh Hopia gây ấn tượng bởi phần nhân phong phú, từ ngọt ngào với đậu xanh, khoai môn,… tới nhân thịt lợn mằn mặn, và nổi tiếng nhất là bánh Hopia nhân sầu riêng ngon tuyệt!

Suzhou-style mooncake:: This style began more than a thousand years ago, and is known for its layers of flaky dough and generous allotment of sugar and lard. Within this regional type, there are more than a dozen variations. It is also smaller than most other regional varieties. Suzhou-style mooncakes feature both sweet and savory types, the latter served hot and usually filled with pork mince. Filling made from roasted black sesame (椒鹽, jiāoyán) are common in flaky Suzhou-style mooncakes.

 

Người viết: Hà Phương

Ảnh: Pinterest


0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *