Về việc người Việt sử dụng tiếng “Tây” để nói chuyện với nhau

Đăng bởi Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới vào

 

 

 

 

 

 

 

Trước tiên, mình phải thú nhận là từ bé mình đã là một chuyên gia “nhảy cóc các ngôn ngữ”. Lớn lên ở Cộng hòa Séc, mình sử dụng tiếng Việt khi nói chuyện với “người lớn” ở nhà, còn tiếng Séc khi nói chuyện với các em. Lý do là vì thế hệ trẻ khi lớn lên ở Séc nói riêng và ở nước ngoài nói chung cần sử dụng ngoại ngữ phần lớn thời gian để có thể hoàn toàn hòa nhập vào nơi họ đang sinh sống. Từ sáng đến chiều họ học ở trường và suy nghĩ bằng tiếng nước ngoài. Sau buổi học, họ đi chơi với bạn bè người nước ngoài hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Buổi tối, họ về nhà xem ti vi bằng tiếng nước ngoài, khi làm bài tập cũng phải suy nghĩ bằng ngoại ngữ và họ chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với người thân trong nhà. Có những khi, ngay cả khi nói chuyện với gia đình bằng tiếng Việt, những đứa trẻ đó (bao gồm cả mình) xen một số từ tiếng nước ngoài vào câu nói. Ví dụ như: “Mẹ ơi, con muốn uống mléko.” (“mléko” là tiếng Séc cho “sữa”) Người Việt sống ở nước ngoài lâu năm sử dụng hai hoặc nhiều ngôn ngữ xen kẽ phần lớn vì đôi lúc họ nghĩ ra từ vựng trong ngôn ngữ khác ngôn ngữ họ đang sử dụng. Càng sử dụng nhiều ngôn ngữ thì bộ não sẽ phải làm việc nhiều hơn để lưu trữ được vốn từ vựng trong các ngôn ngữ khác nhau. Vậy nên những người học ngoại ngữ thường có trí nhớ sắc bén hơn là những người chỉ sử dụng một ngôn ngữ.

Cho đến khi lên đại học, tiếng Việt của mình chỉ được trau dồi qua việc trò chuyện với gia đình và đọc báo tiếng Việt. Vậy nên mình sử dụng một số câu hoặc cách diễn đạt đã lỗi thời vì tất nhiên là tiếng Việt mà gia đình mình sử dụng không được cập nhật hằng ngày theo những xu hướng mới nhất của Việt Nam. Lên đại học, mình đã bắt đầu học ngoại ngữ thứ tư là tiếng Tây Ban Nha. Với năm ngoại ngữ khác nhau, mình cảm thấy rằng cách suy nghĩ, diễn đạt và xử lý tình huống của mình thay đổi tùy theo ngôn ngữ mình sử dụng. Đây là lợi thế của người sử dụng nhiều ngôn ngữ – thế giới của họ được nới rộng vì họ hiểu được cách suy nghĩ, lối sống và thái độ của nhiều văn hóa khác nhau. Có một điều mình muốn nhấn mạnh là cốt lõi của con người mình không thay đổi nhưng mình hiểu và chấp nhận cách suy nghĩ và ý kiến đa chiều trong từng tình huống. Cũng vì vậy mà những người đa văn hóa có thể bị coi là không có ý kiến của riêng mình, nhưng đó chỉ vì họ thấy cả mặt tốt xấu trong từng hoàn cảnh.

Sau này khi đã rời khỏi Séc thì mình không còn pha trộn các ngôn ngữ nữa vì mình không hay gặp những người có nền tảng hoặc các ngôn ngữ tương tự như mình. Khi mình gặp chồng mình vào năm 2012, mình vừa sử dụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha với anh. Hồi đó, tiếng Tây Ban Nha của mình vẫn còn bị ảnh hưởng bởi

La gente que mezcla idiomas

 

La verdadera maestra de un idioma se demuestra al hablar todos y cada uno de los idiomas que uno habla de manera independiente y sin mezclarlos y utilizandolos solamente en los contextos que lo requie

Chuyên mục:

Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới

Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới là một dự án blog của Đức, Hương và Linh, ba công dân toàn cầu người Việt đã từng sinh sống tại nhiều quốc gia trên thế giới.

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *