NHỮNG PHONG TỤC CHÀO ĐÓN NĂM MỚI ĐỘC ĐÁO TRÊN THẾ GIỚI

Đăng bởi Content HCX vào

Năm mới là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong năm, đó là khi mọi người tạm gác lại những bộn bề lo âu trong cuộc sống để tận hưởng không khí trong lành của mùa xuân và cùng sum họp với gia đình. Ở mỗi quốc gia khác nhau có những phong tục đón năm mới rất đặc biệt, chính điều đó góp phần tạo nên một bức tranh đón năm mới với nhiều màu sắc trên khắp thế giới. Hãy cùng Hộ Chiếu Xanh đi quanh thế giới đón năm mới ở các đất nước khác nhau để xem những nét đặc sắc trong văn hóa đón năm mới của từng dân tộc như thế nào bạn nhé!
1. Phong tục đập vỡ bát đĩa ở Đan Mạch

Ở Đan Mạch, họ giữ lại tất cả các chén, bát, đĩa chưa sử dụng cho đến ngày 31 tháng 12 để đập chúng vào cửa của tất cả bạn bè và gia đình của họ.

(Nguồn ảnh: Pinterest)

2. Đốt con rối bù nhìn ở Ecuador

Ở Ecuador, họ ăn mừng năm mới bằng cách đốt giấy bù nhìn vào lúc nửa đêm. Họ cũng đốt những bức ảnh cũ năm trước. Bởi vì họ tin nó sẽ mang lại may mắn cho họ.

(Nguồn ảnh: Colourbox.com)

3. Ăn 12 quả nho ở Tây Ban Nha

Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống vào lúc nửa đêm họ sẽ ăn đúng 12 quả nho bởi vì họ tin rằng việc ăn 12 quả nho ấy sẽ giúp họ may mắn trong 12 tháng sắp tới của năm mới.

(Nguồn ảnh: Pixel)

4. Rung 108 lần chuông ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, họ rung chuông tất cả 108 lần bởi vì theo niềm tin của Phật giáo điều này sẽ làm sạch những điều không hay trong năm cũ và những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ mỉm cười với họ.


(Nguồn ảnh: Pinterest)

5. Lễ hội Takanakuy ở Peru

Hàng năm vào những ngày cuối của tháng 12 thì những người dân trong những ngôi làng nhỏ ở Peru sẽ tổ chức một trận đấu để chiến đấu với nhau. Bất kể già trẻ, trai gái đều có quyền tham gia. Mục đích của Takanakuy là giải quyết những bất bình và phẫn nộ đã tích tụ từ đầu năm đến giờ – có thể là tranh chấp hoặc mâu thuẫn cá nhân. Tóm lại là nhịn cả năm rồi, gần Tết đánh nhau một cái để xả hết bực tức ra ngoài trước sự chứng kiến của cả cộng đồng. Nghe khác bạo lực nhưng Takanakuy là hoạt động được người Peru ủng hộ nhiệt liệt. Mỗi trận đấu thường kéo dài chưa đầy 1 phút, diễn ra rất nhanh chóng. Để phản ánh mục đích tích cực của Takanakuy, mỗi trận chiến bắt đầu và kết thúc với 1 cái ôm hoặc bắt tay. Bên cạnh đó, trong lễ hội còn diễn ra những hoạt động khiêu vũ và nhảy múa.

(Nguồn ảnh: Flickr)

6. Làm rơi kem ở Thụy Sĩ

Ở Thụy Sĩ, vào năm mới họ thường cố tình làm rơi kem xuống nền nhà bởi vì họ tin rằng điều đó sẽ mang lại cho họ sự đủ đầy và hy vọng cho năm mới. Nghe thật lạ phải không nè, cho nên khi lỡ làm rơi kem xuống nền nhà vào năm mới như người Thụy Sĩ thì bạn cũng đừng quá lo lắng nhé vì đó tượng trưng cho sự may mắn đấy.

(Nguồn ảnh: Smarter travel)

7. Ném đồng xu ở Romania

Ở Romania, người dân thường ném đồng xu dưới các con sông, đài phun nước hay hồ vào năm mới.

(Nguồn ảnh: Today I found out)

8.  Ném những thứ linh tinh ra ngoài cửa sổ ở Italia

Vào những ngày trong năm mới, người Ý thường ném những đồ đạc cũ của mình ra bên ngoài qua cửa sổ bởi vì học cho rằng việc làm đó sẽ giúp họ gạt bỏ những rắc rối trong năm cũ và chào đón những hy vọng trong năm mới.

(Nguồn ảnh: Smarter travel)

9.  Mặc những chiếc quần lót mới nhiều màu sắc ở Brazil

Theo truyền thống, người Brazil sẽ mặc quần lót màu trắng vào đêm giao thừa. Họ cũng tin rằng bạn nên mặc đồ lót mới và màu của đồ lót sẽ đại diện cho những gì bạn mong muốn trong năm mới. Ví dụ như màu vàng tượng trưng cho tiền, màu xanh lá cây là sức khỏe và màu đỏ cho tình yêu.

(Nguồn ảnh: Smarter travel)

10. Ăn thật no ở Estonia

Ở Estonia, vào đêm giao thừa người dân không bao giờ để cho bụng mình đói. Ở đất nước Baltic nhỏ bé này, họ ăn bảy lần để ăn mừng năm mới. Họ nghĩ rằng nếu làm như thế thì trong năm mới họ sẽ được đủ đầy và sở dĩ phải ăn 7 lần là do đối với người dân nơi đây số 7 là số tượng trưng cho may mắn.

(Nguồn ảnh: Smarter travel)

Nguồn tham khảo: Smarter travel.


Chuyên mục:

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *