Huddersfield, Anh Quốc

[ezcol_1third]


[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]

GIỚI THIỆU

Là town lớn thứ 11 ở Anh, Huddersfield nằm ở phía tây Yorkshire nước Anh. Nó nằm giữa 2 thành phố là Leeds và Manchester, gần nơi hợp lưu của sông Colne và sông Holme. Khí hậu tương đối ấm, đặc trưng của khí hậu đại dương ôn đới. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là khoảng 4 độ vào tháng 1 và tháng 12 và nhiệt độ cao nhất là khoảng 19 độ vào tháng 7.

Nguồn: https://www.dropbox.com/s/k9ij39alfyrry2s/HandbookforVietsocHuddersfield.pdf?dl=0

[/ezcol_2third_end]

[section= ĐẠI HỌC HUDDERSFIELD]

  • Đại học Huddersfield là một điểm nhấn không thể thiếu khi đến với Huddersfield. Trường với tổng số sinh viên là 14,379 sinh viên đại học, 3,539 sau đại học với 3000 sinh viên quốc tế đến từ 130 quốc gia trên thế giới.
  • Hiệu trưởng nhà trường là Sir Patrick Stewart. Có một thông tin rất thú vị là Sir Patrick Stewart là nam diễn viên trong loạt phim X-men.
  • Trường đại học Huddersfield xếp hạng thứ 42(2013) trong bảng xếp hạng các trường đại học ở Anh. Bên cạnh đó, trường đã giành nhiều giải thưởng lớn trong năm 2013 như University of the Year và Queen’s Award for Enterprise Promotion.

[endsection]

[section= CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI SANG UK]

4.1. Đồ đạc, hành lý
  • Hành lý cần thiết:
    – Giấy tờ: Bằng tốt nghiệp (tạm thời); Bảng điểm, Passport, CAS.
    – Vật dụng chăm sóc, vệ sinh cá nhân và thuốc uống (đau bụng, cảm sốt, dị ứng, ngứa, dạ dày, khó tiêu).
    – Ổ cắm điện (bên UK dùng giắc 3 chấu)
    – Trang phục truyền thống -áo dài và âu phục (cho lễ tốt nghiệp).
    – Trang phục ấm. Nhất là các bạn ở miền Nam không quen với khí hậu lạnh, có thể mua đồ VNXK ở chơ Nga hoặc khu phố Tây.
    – Tiền mặt cho việc đi lại, ăn uống, tiền nhà trong thời gian đầu.
  • Hành lý cân nhắc:
    – Thực phẩm và gia vị như nước mắm, bột canh, cà phê, tôm khô, …
    – Đồ điện tử như máy tính, máy chụp hình,…
    – Mắt kính dự phòng cho các bạn cận.
    – Đồ lưu niệm đặc trưng của Việt Nam vì trường Huddersfield có rất nhiều events và các societies của rất nhiều quốc gia.
    – Không nhất thiết phải mang theo nồi cơm điện, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ học tập và gạo vì rất dễ mua ở Huddersfield và giá thì không đắt.
* Lưu ý:
  • Không nên mang quá nhiều quần áo vì tại UK vẫn có các hãng quần áo giá bình dân.
  • Đồ điện tử ở UK giá khá cao.
  • Ở Huddersfield không khó tìm thực phẩmViệt như gạo, nước mắm, gia vị,…
  • Dụng cụ học tập ở UK giá không đắt.
  • Ở UK không bán thuốc kháng sinh.
  • Chuẩn bị một số ít tiền mệnh giá nhỏ để dễ sử dụng.
  • Chuẩn bị 1 CAS kèm với Passport khi qua Immigration.

4.2. Lộ trình từ Việt Nam đến Huddersfield

A. Hành lý cần chuẩn bị

  • Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó chính là những giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của bạn vì đây là thứ rất quan trọng để bạn có thể nhập học được. Đó là những thứ như bằng tốt nghiệp (tạm thời), bảng điểm, Passport và CAS.
  • Bên cạnh đó thì các bạn cần quan tâm đó là những vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân và thuốc uống như đau bụng, cảm sốt hay dị ứng ( và chú ý là ở Anh không bán thuốc kháng sinh) vì có thể những ngày đầu sang chưa quen với thời tiết và thay đổi ở môi trường mới.
  • Những trang phục truyền thống cũng rất quan trọng vì ở Huddersfield có nhiều chương trình biểu diễn giới thiệu văn hóa nên các trang phục như áo dài và âu phục sẽ rất hữu ích vào những thời điểm đó.
  • Một số vật dụng khác các bạn cần lưu ý:
    – Ổ cắm điện vì ở Anh dùng giắc 3 chấu.
    – Tiền mặt mệnh giá nhỏ để sinh hoạt trong thời gian đầu (chủ là mệnh giá nhỏ hơn 20 bảng)
    – Các bạn bị cận thì nhớ mang theo kính dự phòng vì chi phí khám và thay gọng kính ở Anh khá đắt.
    – Bạn có thể mang một ít đồ lưu niệm truyền thống Việt Nam.
    – Đồ điện tử và máy chụp hình thì ở Anh sẽ đắt hơn ở Việt Nam nên các bạn có thể mua trước khi sang.
    – Các bạn không nhất thiết phải mang nồi cơm điện và dụng cụ nấu ăn, dụng cụ học tập vì Huddersfield có sẵn mà giá cả thì hợp lý.
    – Hơn nữa bạn cũng không cần mang quá nhiều quần áo vì tại UK vẫn có những hàng quần áo giá cả rất phải chăng.

B. Hành trình từ Việt Nam tới Huddersfield

Hanh trinh tu VN den Hunddersfield

[endsection]

[section= NHÀ Ở]

Có 4 lựa chọn cho bạn nếu các bạn muốn ở kí túc xá:
Đây là những website tìm nhà:
Các bạn có thể ở kí túc xá hoặc thuê nhà ngoài. Mỗi lựa chọn đều có những lợi ích và một số điểm hạn chế nhất định. Các bạn cần chú ý những điểm sau:
Hunddersfield - Nha o
[endsection]

[section= TUẦN ĐẦU Ở UK]

1. Enrollment:
  • Tuần đầu tiên khi đến UK, đến Huddersfield, việc quan trọng nhất là đi enroll tại trường rồi sau đó là đăng kí 1 loạt các account, contract thiết yếu.
  • Khi đến enroll tại trường, nên cầm theo CAS và 1 số giấy tờ quan trọng như passport, các loại bằng hoặc giấy chứng nhận (nếu đc yêu cầu) để làm thủ tục. Chỉ sau khi làm thủ tục enroll xong và đc nhận thẻ sinh viên đc in trực tiếp lúc đó thì mới chính thức được công nhận là sinh viên trường. Trong khi đi enroll, có 2 thứ quan trọng sẽ có đc: thẻ sinh viên và bank letter.
    * Lưu ý: Để tiết kiệm thời gian khi đi enroll tại trường, bạn sẽ đc yêu cầu làm pre-enroll tức enroll online tại nhà (hoặc có thể làm tại trường nhưng sẽ phải xếp hàng vì những ngày đó rất đông) trước để khai 1 số thông tin cơ bản cần thiết.
6.2. Student card
  • Thẻ sinh viên: Thẻ sinh viên đặc biệt quan trọng với mỗi sinh viên (xem thêm mục Học tập) nên các bạn lưu ý cất giữ cẩn thận.
6.3. Bank account:
  • Để mở đc Bank account, bạn phải có bank letter của trường. Bank letter do International Office cấp (trong những ngày enrollment) cho bạn và có giá trị như 1 confirmation và thư đảm bảo của trường để giúp bạn có thể mở tài khoản ngân hàng tại UK. Các ngân hàng mà sinh viên hay dùng có Lloyds, TSB, HSBC, NatWest, Barclay.
6.4. Sim và điện thoại:
  • Có 1 số trường hợp xảy ra như sau:
    – Nếu bạn đang có sim Việt Nam mang sang và đăng kí roaming quốc tế để gọi về nhà, bạn có thể dùng luôn sim đó gọi về cho gia đình để gia đình yên tâm bạn đã đến nơi an toàn (tuy nhiên chỉ nên dùng vài ngày vì phí rất đắt, mất phí cả 2 chiều nghe và gọi).
    – Nếu bạn chưa có sim và muốn có ngay 1 sim UK để gọi về nhà, bạn nên mua sim theo dạng Pay as you go tức là mua sim và nạp tiền để gọi về, hết tiền lại nạp tiếp. Tất cả các nhà mạng bên này đều cung cấp dịch vụ đó, bạn có thể có ngay sim và thẻ, lắp vào, nạp tiền, rồi gọi về cho gia đình. 1 số mạng theo kiểu dịch vụ pay as you go này khá rẻ có thể kể đến Lyca, Lebara, Giffgaff.
    – Nếu bạn muốn kí sim only contract hoặc sim và điện thoại contract, bạn phải có tài khoản ngân hàng bên UK để kí. Tuy nhiên, khi mới sang và xin đc bank letter từ trường, thường bạn phải đợi khoảng 5-7 ngày để bank process và gửi các loại thẻ + thư confirm thông tin tài khoản về nhà cho bạn. Cho nên nếu muốn kí contract sim và/hoặc điện thoại, bạn phải chờ cho đến khi có tài khoản ngân hàng. Trước đó bạn có thể mua tạm sim pay as you go để dùng. Sau khi có, bạn chỉ cần cầm passport + thẻ ngân hàng ra các nhà mạng để kí hợp đồng. Các nhà mạng phổ biến, chất lượng tốt có O2, Three, Vodafone.
6.5. Railcard và các điều lưu ý khác:
  • Khi đã có thẻ sinh viên, đi đâu mua sắm gì bạn cũng nên hỏi trước xem có offer hay discount gì cho sinh viên không, vì bên này sinh viên nhận đc rất nhiều ưu đãi. Ngoài ra, bạn cũng nên đăng kí 1 số loại thẻ khác để dùng, rất hữu ích trong khoảng thời gian bạn ở UK
  • Railcard: đây là loại Young Person Railcard dùng cho đối tượng từ 16-25 tuổi. Nếu có thẻ này, bạn sẽ đc giảm 33% tất cả các loại vé tàu khi đi chơi/du lịch. Đăng kí railcard mất từ £28-£30/năm, hoặc bạn có thể mua cho liền 3 năm để đc discount (nếu bạn học ở UK nhiều hơn 1,2 năm) và có thể đăng kí tại bất kì rail station nào hoặc online. Nếu bạn trên 25 tuổi nhưng là sinh viên, bạn vẫn có thể làm loại thẻ này bằng cách xin confirm letter của trường (rằng bạn đang là sinh viên trường), rồi mang ra gặp staff của rail station để đăng kí làm railcard.
  • Các loại thẻ khác như thẻ loyalty hay member của các siêu thị, store, shop, và 1 loại thẻ sinh viên khác gọi là NUS Extra. Thẻ sinh viên mà bạn đc trường cấp là thẻ NUS, muốn nâng cấp lên NUS Extra sẽ mất phí (khoảng £12), và cấp cao nhất của thẻ sinh viên sẽ là ISIC (thẻ sinh viên quốc tế, mất phí khoảng £15). Tuỳ từng loại thẻ NUS, NUS Extra, hay ISIC mà bạn sẽ đc ưu đãi/disount ở những mức/địa điểm khác nhau.

[endsection]

[section= DU LỊCH CHÂU ÂU – LÀM VISA SCHENGEN]

7.1. Quy định chung:
  • Nếu muốn du lịch Châu Âu, việc làm hồ sơ và xin visa khá mất thời gian nhưng k khó. Bạn nên nghiên cứu kĩ lịch trình và dành 1 khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị kĩ hồ sơ cũng như để đợi visa đc cấp và gửi về nhà. Thông thường toàn bộ quá trình từ lúc lên ý tưởng chuẩn bị cho đến khi nhận đc visa mất khoảng 3-5 tuần, nhưng làm càng sớm càng yên tâm vì sớm nhận đc visa, đề phòng rủi ro chậm trễ, và vé đi lại + nhà ở sẽ rẻ. Tuy nhiên, các đại sứ quán ĐSQ phần lớn quy định bạn k đc nộp hồ sơ sớm quá 3 tháng hoặc muộn quá 3 tuần trước ngày khởi hành chuyến đi (ví dụ bạn muốn đi chơi vào 1/7, bạn k đc phép nộp visa trước 1/4 hoặc sau 10/6) vì nộp quá sớm hay quá muộn họ sẽ k xét hồ sơ cho bạn.
  • Visa Châu Âu (bay từ UK hay Việt Nam) thường đc biết đến dưới tên visa Schengen, tức là visa chung dành cho tất cả các nước ở Châu Âu mà nằm trong khối Schengen (26 nước, xem thêm tại http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-13194723). Lưu ý là UK và Republic of Ireland k nằm trong khối hiệp định Schengen, nên nếu từ Việt Nam, muốn du lịch Châu Âu và UK, bạn phải xin 2 loại visa là Schengen và visa UK. Tuy nhiên, từ UK muốn du lịch Châu Âu, xin visa Schengen khá dễ nếu đc chuẩn bị chu đáo.
  • Có 3 trường hợp:
    – Nếu bạn muốn đi du lịch các nước nằm ngoài hiệp định Schengen, bạn nên tham khảo và tìm các hướng dẫn cũng như quy định riêng của ĐSQ nước bạn muốn đi (VD bạn muốn đi Thổ Nhĩ Kì, phải xin visa tại ĐSQ Thổ Nhĩ Kì tại UK)
    – Nếu bạn muốn đi chỉ 1 nước nằm trong khối Schengen, bạn phải nộp hồ sơ xin visa Schengen tại ĐSQ của nước muốn đi tại UK (VD muốn đi Pháp, nộp tại ĐSQ Pháp tại UK)
    – Nếu bạn muốn đi nhiều hơn 1 nước nằm trong khối Schengen, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa tại bất kì ĐSQ nước nào nằm trong lịch trình nhưng với điều kiện nước nộp hồ sơ phải là nước có số ngày bạn đi dài nhất HOẶC nước đầu tiên trong lịch trình nếu số ngày các nước = nhau (VD muốn đi theo thứ tự Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, mỗi nước 3 ngày, phải nộp tại ĐSQ Pháp; nếu muốn đi theo thứ tự Pháp 3 ngày, Đức 3 ngày, Ý 5 ngày, Hà Lan 4 ngày, phải nộp tại ĐSQ Ý).
  • Bạn có thể tuỳ tình hình mà book lịch hẹn tại ĐSQ trước rồi mới chuẩn bị hồ sơ, hoặc chuẩn bị xong hết rồi mới book, hoặc vừa làm hồ sơ vừa book lịch, nhưng nên đảm bảo dành đủ thời gian từ lúc nộp đến lúc nhận đc visa khoảng 3 tuần (15 working days). Các ĐSQ (có thể là Embassy, Consulate, hoặc các Visa Service Centres) thường nằm tại các thành phố lớn như London, Edinburgh, Manchester.
7.2. Required documents:
Tuỳ ĐSQ mà yêu cầu chuẩn bị hồ sơ lại khác nhau hoặc có thêm các yêu cầu riêng biệt. Tuy nhiên hồ sơ chính thường gồm (ít nhất) các loại giấy tờ quan trọng sau:
  • Passport và bản sao passport
  • Visa UK (UK resident permit) và bản sao
  • Ảnh thẻ
  • Visa application form (download online tai các ĐSQ)
  • Confirmation letter của trường là bạn là sinh viên đang theo học tại trường (xin trên International Office rất nhanh và dễ)
  • Return travel tickets: Vé đi lại cả 2 chiều (tàu, bus, coach, máy bay)
  • Accommodation confirmation (hotel, hostel, apartment) trong khi đi du lịch
  • Bank account statement: chứng minh tài chính = tài khoản ngân hàng rằng bạn có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho toàn bộ chuyến đi
  • Travel insurance: bảm hiểm du lịch cover cho toàn bộ chuyến đi
7.3. Lưu ý đặc biệt:
Tuỳ từng ĐSQ mà quy định cho từng loại giấy tờ lại khác nhau, nhiều chỗ có thể yêu cầu cung cấp Travel plan hoặc Itinerary. Bạn nên đọc kĩ để tránh thiếu sót hoặc sai yêu cầu.
Lệ phí visa thường dao động £55-£65, có thể phải nộp thêm phí delivery và service fee nếu bạn nộp tại các Visa Service Centres outsourced by the Embassy. Chú ý đọc và nghiên cứu thật kĩ trên các official website của ĐSQ. 1 điều nữa nên nhớ là bạn k đc phép ở lại các nước Schengen quá/hoặc phải quay lại UK muộn nhất là ngày mà visa UK của bạn còn 3 tháng (VD nếu 30/1/2014 visa UK của bạn hết hạn, bạn đi du lịch Châu Âu và phải quay lại UK trước hoặc vào ngày 30/10/2013, trên giấy tờ nộp xin visa của bạn cũng phải thể hiện điều này, tức là bạn k đc đi quá 30/10).

[endsection]

[section= ĐI LẠI]

8.1. Trong UK:
* Lưu ý: Để có được giá vé tốt, bạn nên đặt vé sớm và theo ngày nhất định.
8.2. Trong Huddersfield:
  • Trong Huddersfield và trong vùng West Yorkshire, giá vé xe buýt và tàu (giá Sinh Viên) theo tuần hoặc theo tháng: http://www.wymetro.com/TicketsAndPasses/MetroCards/
  • Free Town Bus tại Huddersfield, sẽ dừng tại các trạm, bus station, rail station, Trường Đại Học Huddersfield, Trường Cao Đẳng Kirklees, trung tâm mua sắm Kingsgate, khu chợ ngoài trời (Open Market) của Huddersfield. (khoảng 20 phút đi bộ vòng quanh trung tâm Thị Trấn)
  • Taxis: Service Taxis 01484 421 111, Aspley Cars 01484 300030, Huddersfield Taxis 01484 512 512, A1 Taxis 01484 541 111
* Lưu ý: tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn cần hỏi giá cả ngay lúc gọi taxi, và sẽ rất tiết kiệm nếu bạn đi theo nhóm.

[endsection]

[section= VUI CHƠI – GIẢI TRÍ Ở HUDDERSFIELD VÀ TRONG UK]

9.1. Những nơi tuyệt vời để tham quan khi ở Huddersfield: 
  1. Greenhead Park
  2. Castle Hill
  3. Kirklees Light Railway
  4. Laurence Batley Theatre
  5. Huddersfield Town Hall
  6. Colne Valley Museum
  • Rạp chiếu phim ở Huddersfield, Odeon nằm không xa trung tâm, khoảng 10 phút đi bus, các tuyến 202, 203, 220 hoặc 30 phút đi bộ từ trung tâm: http://www.odeon.co.uk/cinemas/
  • Sinh hoạt đội bóng nam sinh viên được diễn ra vào thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần.
  • Cho các bạn nam và nữ sinh viên có thể tham gia, sinh hoạt thể dục thể thao của Sport Hall, tham gia các câu lạc bộ, chi tiết tại: http://www.huddersfield.su/societies
  • Giao lưu, học hỏi văn hóa truyền thống các nước bạn trên toàn thế giới; trao đổi, nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh lưu loát thông qua các hoạt động, sự kiện được tổ chức tại trưởng Đại Học Huddersfield bởi Văn Phòng Sinh Viên Quốc Tế, chi tiết tại:
    https://www.facebook.com/UoHCampusEvents?fref=ts,
    https://www.facebook.com/UoHinternational?fref=ts
  • Những sự kiện chính, nổi bật trong năm: International Food & Culture Festival (tháng 10 & tháng 03), Spring Festival (tháng 02), New Year Eve (Lunar New Year), etc.
  • Đa số các hoạt động & sự kiện của VietSoc Huddersfield được sự bảo trợ và tài trợ của trường Đại Học Huddersfield.
  • Những ngày lễ nổi bật: New Year’s Day, Good Friday, Easter Monday, Early May Bank Holiday, Spring Bank Holiday, Summer Bank Holiday, Christmas Day, Boxing Day.
9.2. Những thành phố, danh lam, thắng cảnh tuyệt vời ở UK
  • York !!! Một thành phố cổ nhất Anh Quốc, với những tòa lâu đài hùng vĩ kiến trúc cổ điển khó bắt gặp đc ở bất cứ đâu. Nơi mà bạn không thể bỏ qua khi đến Anh Quốc.
  • Luân Đôn (London), thủ đô của Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland, nằm ở Đông Nam nước Anh, trên bờ song Thames. 10 điểm tham quan được ghé nhiều nhất tại Luân Đôn:
    – British Museum
    – Tate Modern
    – National Gallery
    – Natural History Museum
    – London Eye
    – Science Museum
    – Victoria and Albert Museum
    – Madame Tussauds

    – National Maritime Museum
    – Tower of London
  • Tìm kiếm, chờ đợi ‘Quái Vật Hồ Loch Ness’ nằm gần thành phố Inverness, Scotland.
  • Thành phố với những phong cảnh đẹp bất ngờ: Lake District, Whitby, Bath, Cambridge, Oxford, Stonehenge (Salisburys)…
  • Thành phố biển: Wales, Blackpool, Liverpool,…
  • Công viên Alton Tower, Lightwater Valley, Yorkshire Wildlife Park, the Subculture Park; sở thú London Zoo, Chester Zoo, Whipsnade Zoo, sân vận động Old Trafford, Emirates, Wembley.

[endsection]

[section=ĐI CHỢ]

* Lưu ý chung:
  • Các sinh viên mới sang khi lấy trolley (xe đẩy) trong các siêu thị hay cửa hàng nếu thấy có báo £1 thì các bạn phải nhét xu £1 và kéo khóa ra. Khi thanh toán xong cất trolley vào chỗ quy định và lấy lại £1 của mình.
  • Khi đi các siêu thị lớn các bạn nên chú ý tìm hiều tới các thẻ tích điểm như Nectar (Sainsbury’s) hay clubcard (Tesco) để có thêm những ưu đãi lâu dài

10.1. Hệ thống các siêu thị lớn

  • Sainsbury’s (ngay đối diện trường): Là 1 trong những chuỗi siêu thị lớn nhất UK, đa dạng với hầu hết đầy đủ các mặt hàng từ rau củ quả cho tới các loại thịt cá tươi sống.
  • Tesco (Viaduct St, Huddersfield, HD1 1RW): Cũng là 1 hãng siêu thị lớn giống như Sainsbury’s, siêu thị Tesco cung cấp rất nhiều đồ ăn thức uống. Ngoài ra, giá cả tại Tesco cũng được đánh giá là thấp hơn 1 chút so với Sainsbury’s.
10.2. Hệ thống cửa hàng và chợ
  • Farmfoods (14A Market St, Huddersfield, West Yorkshire HD1 2ET): Farmfoods cung cấp các loại thịt đông lạnh với giá rất rẻ tại Huddersfield. Các sản phẩm tại đây hầu hết có thể dùng trong nhiều tháng (bảo quản trong ngăn đá) và rất tiết kiệm.
  • Open market (Brook St, Huddersfield, HD1 1RY): Mở cửa vào thứ 2,3,5,7 hằng tuần, Open Market là chợ do các thương nhân địa phương tự mở cung cấp các đồ ăn thức uống như các chợ tại Việt Nam. Vì vậy, giá cả tại Open Market được cho là cạnh tranh nhất so với những siêu thị lớn kể trên.
  • Queensgate Indoor Market (Princess St, Town Centre HD1 2SU): Chợ Queensgate cũng giống như Open market là chợ do người địa phương tự và có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên Queens Market lại nằm ngay trung tâm town rất tiện lợi.
  • Cửa hàng thực phẩm Châu Á:
    – Dong Dong (đ/c 35-37 Beast Market, Town Centre, Huddersfield HD1 1QF): Được coi là cửa hàng tạp hóa Châu Á lớn nhất tại Huddersfield, Dong Dong cung cấp rất nhiều các loại gia vị và đồ ăn quen thuộc như: Gạo, dưa muối, bánh đa cuốn nem, bún hay phở khô. Vì vậy các bạn không nên mang quá nhiều gia vị hay mì tôm từ nhà sang.
    – Oriental Foood Corner (đ/c 19 market avenue, huddersfield, HD1 2BB): Đây là cửa hàng Châu Á nằm ngay trung tâm Town nên rất thuận tiện. Tuy quy mô nhỏ hơn Dong Dong nhưng cửa hàng này cung cấp một số gia vị hay mặt hàng mà Dong Dong không có. Ngoài ra, các bạn được free delivery nếu các bạn mua đồ trên £25
10.3. Hệ thống cửa hàng thực phẩm cao cấp
  • Marks & Spencer (21 New St, Huddersfield, HD1 2AZ): Là chuỗi siêu thị cung cấp thực phẩm hữu cơ (organic) nổi tiếng tại Anh. Thực phẩm cung cấp tại đây được đánh giá là “cao cấp” và vì vậy giá cả cũng rất mắc.

[endsection]

[section=MUA SẮM]

11.1. Trung tâm mua sắm
  • Kingsgate shopping center: Nằm ngay trong trung tâm town của Huddersfield, Kingsgate Shopping Center là khu mua sắm lớn nhất của Huddersfield. Các bạn có thể tìm ở Kingsgate các hãng thời trang phổ biến như River Island, Topshop – Topman, hay H & M. Ngoài ra, các cửa hàng điện thoại lớn như O2, Three, hay T-Mobile cũng nằmtại đây.
  • House of Fraser: Phía sâu trong Kingsgate là chuỗi cửa hàng thuộc House of Fraser, cung cấp các hãng cao cấp hơn như Tommy Hilfiger, Super Dry, hay Ted Baker.
11.2. Các nhãn quần áo hàng bán lẻ
  • Primark (đ/c 82-86 New St, Huddersfield, West Yorkshire HD1 2UN): Là nhãn hàng quần áo bình dân lớn nhất tại Anh. Sản phẩm của Primark rất hợp với túi tiền của sinh viên Việt mà vẫn bắt kịp những xu hướng thời trang mới.
  • T/K Maxx: Nằm dưới tầng của Kingsgate shopping center, TK Maxx hướng tới các sản phẩm chất lượng và cao cấp hơn Primark nhưng hơi “lỗi mốt”. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tìm cho mình một chiếc áo khoác ấm chất lượng mà rẻ thì TK Maxx là cửa hàng nên cân nhắc đầu tiên.
11.3. Đồ dùng hằng ngày
  • Pound world (98 New Street, Huddersfield): Các bạn có thểm tìm các đồ dùng cá nhân hay các vật phẩm hằng ngày khác với giá chỉ £1 tại đây. Các dồ dùng tại đây đảm bảo mới và từ các hãng nổi tiếng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm PoundLand ngaygần đó (89-91 New St, Huddersfield, HD1 2TW).
11.4. Vật dụng / Gia dụng
  • Argos (16a Victoria Ln, Huddersfield, HD1 2QF): Argos sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều thứ từ đồ dùng bếp như nồi, bát đũa, xoong hay các vật dụng cần thiết khác như chăn, ga, tủ, gương v..v.. với giá rất hợp túi tiền của sinh viên. Tuy nhiên nếu các bạn ham đồ quá rẻ tại Argos thì chất lượng các bạn nhận được có thể hoàn toàn không như ý.
  • Wilkinson (103 New St, Huddersfield, HD1 2TW): Khác với Argos, Wilkinson thì phổ biến về các mặt hàng chuyên đồ gia dùng và nội thất hơn. Các bạn có thể tìm dao, kéo, búa hay đinh vít dễ dàng tại đây.
  • B&Q (Leeds Road Retail Park, Bradley Mills, HD1 6PF): Là siêu thị đồ gia dụng lớn nhất tại Anh, các bạn có thể tìm tại đây rất nhiều mặt hàng chất lượng từ tủ quần áo, giầy, gương hay bàn ghế. Nếu các bạn muốn mua sắm cho nhà mới hay trang trí nhà vàodịp Noel, các bạn không thể bỏ qua B&Q.

[endsection]

[section=HỌC TẬP]

12.1. Thư viện
*Thư viện có 2 khu chính:
  • Library and Computing Services: Gồm 6 tầng, thông thường mở cửa từ 9h sáng đến 8h tối. Sinh viên mượn sách tầng 2, 3, 5 và 6. Tầng 4 có lễ tân và help desk về academic subjects và các vấn đề về máy móc (máy in, photo, máy scan)
  • 24 hour suite: Gồm 2 phòng, nhiều chỗ ngồi và máy tính, mở cửa qua đêm 24/7.
Những tiện ích của thư viện:
  • Sách rất đa dạng, phong phú và được sắp xếp theo từng chủ đề. Khi mượn sách, tra thông tin về mã sách (code) và địa điểm xếp sách trên máy tính (có sẵn trong thư viện). Sau khi tìm được sách, xuống bộ phần self-service ở tầng 4 để đăng ký mượn sách tự động thông qua quét thẻ sinh viên qua máy mượn sách. Chú ý nhớ lấy receipt để biết trả sách.
  • Gia hạn sách: khi mượn sách về hoàn toàn có thể gia hạn thời gian mượn sách bằng cách renew trên tài khoản thư viện của trường. Trường hợp nếu có sinh viên khác request sách đó thì bạn không renew thêm được.
  • Photocopy: Chú ý nạp tiền vào thẻ học sinh để quẹt khi muốn in hay photo. Phí in ở trường rất rẻ so với in hay photo ở ngoài.
  • Khu học: Thư viện trường có rất nhiều chỗ tự học có sẵn máy tính, thông thường có 3 loại: quiet area (sinh viên học có thể trao đổi với nhau), silent area (tuyệt đối không nói chuyện) và các phòng group study (học nhóm, tập thuyết trình,…)
12.2. Portal
Sinh viên có tài khoản đều tự động có trang cá nhân Uniportal. Trang cá nhân này có những đặc điểm cần chú ý sau:
  • Attendance monitoring: phần này để kiểm tra attendance của sinh viên và thông báo nghỉ học (nếu có việc đột xuất). Khi thông báo trước hoặc 24h sau tiết học thì thông báo nghỉ học có hiệu lực và attendance không bị ảnh hưởng. Sinh viên mỗi ngành, mỗi level tự kiểm tra thời gian cho phép vắng mặt với course leader (giáo viên chủ nhiệm khóa) để điều chỉnh cho thích hợp.
  • Timetable: Thông tin về lịch học, giờ học được cập nhật đầy đủ trên Uniportal, nếu có bất cứ sự thay đổi về lịch học thì timetable trên Uniportal cũng được tự động update.
  • Unimail: hòm thư cá nhân của sinh viên, là kênh liên lạc giữa giáo viên và sinh viên. Cần kiểm tra unimail thường xuyên vì giáo viên thường thông báo thay đổi lịch học, nội dung học và điểm thông qua unimail. Ngoài ra còn có thông tin về accommodation của trường nếu bạn có lưu trú, từ các societies, các events diễn ra trong trường.
Tài khoản của trường sẽ có dạng ví dụ như: U1234567@unimail.hud.ac.uk
Truy cập: trực tiếp khi đăng nhập vào trang cá nhân.
Lưu ý: Sinh viên có nghĩa vụ kiểm tra tài khoản của mình thường xuyên. Nếu có việc gấp hoặc quan trọng nhưng sinh viên chưa kịp cập nhật do không vào tài khoản thì nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm về việc này. Việc kiểm tra nên được thực hiện hàng ngày.
12.3. Unilearn:
* Truy cập – 2 cách:

* Nội dung:

  • Unilearn support: chứa các thông tin chung về học tập như: thông báo, các mẫu forms, hướng dẫn cách sử dụng Unilearn,…
  • Module: Gồm thông tin về giáo viên bộ môn và tài liệu học tập như: bài giảng, đề bài tiểu luận, tài liệu tham khảo. Nên sử dụng, cập nhập thường xuyên để đạt hiệu quả cao hơn trong học tập.
Chú ý:
  • Tùy vào ngành học, môn học và khóa học (Foundation,Undergraduate, Pre-master, Master…) mà cách thức và thời gian cũng như nội dung thi cử sẽ khác nhau.
  • Khi có thắc mắc, bạn nên hỏi trực tiếp giáo viên để việc học tập tốt hơn.
  • Ngoài ra còn có Uniapp and Mobile Learn khá tiện dụng cho việc tra cứu và tìm kiếm tài liệu.
2.4. Thẻ sinh viên:
  • Cần giữ thẻ sinh viên cẩn thận, vì đó là công cụ để bạn quẹt thẻ check attendance khi vào lớp, vào thư viện, phòng 24h. Chú ý: khi quẹt thẻ check attendance thì chỉ có giá trị trong vòng +/- 15 phút giờ học. Ngoài khoảng thời gian đó sẽ không được tính attendance.
  • Khi mất thẻ, lên International Office làm lại thẻ, mất phí 10£.

[endsection]

[section=VIỆC LÀM]

13.1. National Insurance (NI):
13.2. Trang web tìm việc:

[endsection]

[section=HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HUDDERSFIELD]

  • Hội sinh viên Việt Nam tại Huddersfield (Vietsoc Huddersfield) được thành lập ngày 6/3/2011 với 20 thành viên ban đầu. Với mục đích của hội là kết nối và giúp đỡ các bạn sinh viên Việt Nam sinh sống và học tập tại Huddersfield. Số lượng thành viên bây giờ là hơn 100 người và tăng dần theo từng năm.
  • Sau 2 năm đi vào hoạt động, Vietsoc Hud đã có nhiều hoạt động để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn bè quốc tế như lễ hội Food and Culture và Spring festival.
  • Hội đã gắn kết các thành viên trong hội bằng nhưng buổi sinh hoạt tập thể và các câu lạc bộ thể thao như câu lạc bộ bóng đá và cầu lông.

[endsection]

THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN

Hội sinh viên Việt Nam tại Huddersfield (Vietsoc Huddersfield)
Thành lập: Ngày 6 tháng 3 năm 2011

Thông tin Ban Chấp Hành 2013/2014 của Vietsoc Huddersfield:
Chủ tịch: Vũ Quốc Đạt; Sđt: 07767962932; Email: datvu94@gmail.com
Phó chủ tịch: Vũ Hồng Ngọc; Sđt: 07592985668
Vũ Kim Chi
Lê Hoài Nam
Lê Anh Dũng

Facebook Page: https://www.facebook.com/vietsochud
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/593562984002816

Trở về Bản đồ