Hương

  Huongad

 

[ezcol_1third][/ezcol_1third]

[ezcol_2third_end]

Female-iconHương sinh ra ở Hà Nội và lớn lên tại Cộng hòa Séc. Trong năm thứ hai học đại học, cô đã bay nửa vòng Trái Đất để sang Buenos Aires, Argentina du học. Gần đây, cô đã hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại Marseille, Pháp. Cô cũng có kinh nghiệm làm việc tại Thành phố Mexico, Mexico và Vancouver, Canada. Hiện giờ, cô đang định cư tại Boston, Mỹ. Cô nói được tiếng Việt, Séc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha.

Huong was born in Hanoi, Vietnam, and grew up in the Czech Republic. During her undergraduate studies, she spent a semester abroad in Buenos Aires, Argentina. She completed her Master’s degree in Marseille, France. She has also lived in Mexico City, Mexico, and Vancouver, Canada. Currently, she is residing in Boston, USA. Huong speaks Vietnamese, Czech, English, French, and Spanish.

[/ezcol_2third_end]

 

Home-iconNơi ở hiện tại / Current location: Boston, Mỹ / Boston, USA

Quote-iconPhương châm cá nhân / Personal motto: Chỉ những người dám chấp nhận rủi ro và không sợ thất bại mới có được nhiều kinh nghiệm giàu có trong cuộc sống của họ. / Rich experience in life is for the people who dare to take risk and do not fear failure.

 

[ezcol_1third]blockquote[/ezcol_1third][ezcol_2third_end]

“Càng đi nhiều và càng trải nghiệm nhiều điều mới, tôi càng cảm thấy mình tự tin hơn. Tôi đã vượt qua được tất cả những định kiến về mình: ‘Cô không đẹp bởi vì cô có nhiều tàn nhang, tốt hơn là hãy đi tẩy nó đi! Cô không thể trở thành người mẫu vì lùn quá! Là đàn bà nên đừng có tham vọng nhiều quá không thì bị ế là chắc!’ Tôi đã gạt bỏ được những định kiến đó, tôi đã vượt qua được chính mình, và tôi đã nhận biết được giá trị đích thực của mình. Giờ đây, tôi rất tự hào về làn da tàn nhang của mình vì nó làm tôi nổi bật vì rất ít người châu Á nào có tàn nhang. Tôi đã bước trên sàn diễn với những người mẫu chuyên nghiệp của Tuần lễ thời trang Vancouver. Và sau khi đi qua trên 25 quốc gia trong vòng năm năm qua, tôi đã kết hôn với người đàn ông tuyệt vời nhất tôi có thể mong đợi.

Bạn à, đừng bao giờ để cho người khác định nghĩa bạn! Hãy tự định nghĩa cuộc sống cho mình và hãy tự quyết định giá trị của chính mình! Hy vọng rằng mình sẽ truyền tải được cảm hứng sống và đi của mình cho các bạn thông qua các bài viết của mình.”
[/ezcol_2third_end]

[ezcol_2third]

“The more I travel and gain new experiences, the more self-confident I become. I have shaken off all prejudice and biases against me. ‘You’re not pretty because you have freckles! You can’t be a model because you’re too petite! As a girl, you shouldn’t be so ambitious, otherwise nobody will want to marry you!’ I have overcome all kinds of prejudice, and more importantly, I have overcome myself, and I have found my real value. Now I’m proud of my freckles because they set me apart, they render me unique. I have walked a catwalk with some Vancouver Fashion Week models. After having traveled to over 25 countries during the last five years, I got married to the most wonderful husband I could wish for.

So don’t let the others define you! Define your own life! I hope that my blog posts will inspire you to travel, explore the world, and be good global citizens.”[/ezcol_2third] [ezcol_1third_end][/ezcol_1third_end]

 

[section= Phỏng vấn về công dân toàn cầu (tháng 8/2015)]

  • Bạn đã sống ở những quốc gia nào? / Which countries have you lived in so far?
    • Mình đã sống tại 6 quốc gia trên 4 châu lục. Mình sinh ra tại Việt Nam, hồi còn bé mình đến Cộng Hòa Séc để sinh sống cùng gia đình mình. Khi đang học đại học chuyên ngành Thương mại quốc tế tại Praha, mình đã có dịp sang Argentina để học tại trường Thương mại bên đó trong vòng 6 tháng. Vì cả chương trình học của mình bằng tiếng Tây Ban Nha nên sau kỳ học đó, mình đã sử dụng tiếng Tây Ban Nha (là tiếng thứ 5 của mình) thành thạo. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Praha, mình được học bổng của Liên Minh Châu Âu để sang Canada du học và thực tập tại Quỹ Châu Á Thái Bình Dương của Canada. Mới đây, mình kết thúc khóa học cao học tại một trường đại học kinh doanh (grande-école de commerce) tại Marseille, Pháp. Hiện giờ mình đang làm việc tại Vancouver, Canada, và đến tháng 9 này, mình sẽ sang Boston, Mỹ định cư.
      I have lived in 6 countries in 4 continents. I was born in Vietnam, I moved to the Czech Republic with my family when I was small. While studying the International Business major at the University of Economics in Prague, I had an opportunity to go to Argentina for an exchange program for 6 months. Since all my study was in Spanish, I got fluent in Spanish (my fifth language) after that semester. After graduating from the university in Prague, I received a scholarship from the European Union to complete a study and an internship program in Canada. I interned at the Asia Pacific Foundation of Canada. Recently, I have finished my Master’s degree at a grande école de commerce in Marseille, France. Currently, I am working in Vancouver, Canada, and I am relocating to Boston, USA this September.

  • Đất nước nào bạn yêu thích nhất? / What is your favorite country by now?
    • Mỗi quốc gia mình đã đi qua có rất nhiều điểm khác biệt, và mỗi nơi đều để lại cho mình những kỷ niệm đẹp. Nhưng nếu chỉ được chọn một quốc gia, mình sẽ chọn Argentina vì đó là nơi mình nhận thức ra mình là ai. Đó là nơi đầu tiên mình có thể làm mọi thứ mình muốn mà không sợ bị ai nói xấu hay chê bai. Đó là nơi mình học được là, bạn là ai, muốn làm gì và muốn trở thành người như thế nào là quyền của bạn, nếu cách bạn đang sống làm cho bạn hạnh phúc thì đó là điều tuyệt vời, đừng để cho ai khác quyết định cuộc sống của bạn. Argentina là một đất nước với con người thật hòa đồng và dễ mến, họ rất nồng nhiệt và biết cách tận hưởng cuộc sống. Tất nhiên là cuộc sống nên cân bằng, phải nỗ lực làm việc và cố gắng hàng ngày bên cạnh việc tận hưởng những thành quả của mình. Nhưng càng đi nhiều nơi thì cuộc sống của mình càng trở nên cân bằng, vì mình học được và rút kinh nghiệm từ những điều tốt nhất của các nền văn hóa mình đã được tiếp cận.

  • Bạn trả lời như thế nào khi ai đó hỏi bạn: “Bạn từ đâu đến?” / How do you respond this one favorite question: “Where are you from?”
    • Mình có hai cách để trả lời câu hỏi này. Cách thứ nhất, mình sẽ trả lời ngắn gọn là: “Tôi là người Việt Nam”. Cách thứ hai mình sử dụng khi có thời gian và hứng thú để giải thích thêm: “Mình sinh ra tại Việt Nam, lớn lên tại Cộng hòa Séc, mình đã ở… và ở… và ở…” Theo mình thì cách suy nghĩ, cách cư sử và sự quan tâm đến người khác của mình rất Việt Nam. Nhiều khi mình vẫn ngại, e thẹn với người khác và đỏng đẻo với chồng ^^. Nhưng khi làm việc thì mình hoàn toàn là một người châu Âu. Mình làm việc hiệu quả, khi làm gì thì rất tập trung vào công việc và mình không chỉ quan tâm đến kết quả, mà mình chú trọng đến cả quá trình dẫn đến kết quả đó. Còn về phần tận hưởng cuộc sống và sử dụng thời gian rảnh thì mình giống người Mỹ Latinh. Mình rất dễ bị đam mê nhiều thứ, và nếu đã muốn thì mình sẽ tìm mọi cách để đạt được thứ đó. Mình học được cách sống tích cực và yêu đời của người Mỹ Latinh, và ngay cả khi có điều tốt tệ nhất xảy ra mình cũng không nản chí.

  • Nơi nào làm cho bạn có cảm giác là “đang ở nhà”? / Where do you feel “home”?
    • “Nhà là nơi trái tim tôi luôn hướng về”. Nhà là nơi mình có gia đình, người thân và bạn bè xung quanh. Nhà là nơi có những món ăn làm mình thèm thuồng và nhớ khi đang ở xa. Nhà mình là Việt Nam, nơi mình có bố, gia đình Nội, dì và chú. Nhà mình cũng là Cộng Hòa Séc, nơi mình có mẹ, gia đình Ngoại và phần lớn các bạn mình. Nhà mình là Argentina, nơi trái tim mình đã trốn mình ở lại, rồi nó lại hiện ra ở Canada, nơi mình tìm được nửa còn lại của mình. Nhà mình cũng là Mexico, nơi có gia đình của chồng mình. Và nhà mình cũng là những nơi mình đã gặp những người dân thật dễ mến và thân thiện, những người đã cho mình hiểu được là tất cả các con người trên thế giới đều sống với một mục đích giống nhau: sống để đạt được hạnh phúc.

  • Bài học lớn nhất mà bạn học được sau khi đã sống ở bấy nhiêu quốc gia là gì? / What is the biggest lesson you have learnt from living in so many countries?
    • Nếu bạn đã xem bộ phim In Time (với Justin Timberlake và Amanda Seyfried đóng vai chính) thì chắc bạn vẫn nhớ là trong thế giới họ sống thì mỗi người có trên tay một cái hình xăm tính ngược giờ. Sau khi đồng hồ tính ngược về số không thì lúc đó họ sẽ chết. Nhiều khi trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta sống mãi tại một nơi thì chúng ta có xu hướng nghĩ là chúng ta có thật nhiều thời gian cho những thứ xung quanh mình. Chẳng hạn như có nhiều người sống tại Paris nhưng chưa từng lên Tháp Eiffel. Vì theo họ thì họ có thể đến thăm Tháp Eiffel “lúc nào chả được”. Nếu bạn sống mà không có ý thức về “hạn chót”, không có đồng hồ tính ngược trên tay, thì bạn sẽ hay lùi lại những công việc mình cần hoặc muốn làm, vì “mình vẫn còn nhiều thời gian mà”.
      Nhưng nếu bạn chỉ có 4 tháng ở Pháp chẳng hạn, thì bạn sẽ tính xem cách dành thời gian đó sao cho thật tốt để có thể làm tất cả mọi thứ bạn muốn làm trong khoản thời gian ngắn. Đó là điều quý giá nhất mà mình học được từ những chuyến đi. Mình nhận thức được là cỗ thời gian mình có thật quý báu, và mỗi ngày mình phải tận dụng nó sao cho thật tốt để mình sẽ không bao giờ phải hối tiếc. Vì vậy nên bây giờ, mình không bao giờ phải hối tiếc về bất cứ điều gì trong quá khứ.

  • Thứ quan trọng nhất mà bạn luôn mang theo trong vali của mình là gì? / What is the most important thing you always bring in your suitcase?
    • Đó là cái điện thoại vì mình muốn giữ liên lạc với người thân và bạn bè khi cần thiết. Khi có cách để liên lạc với mọi người thì mình cảm thấy là dù đang ở nơi nào thì mình vẫn như đang ở bên cạnh những người thân thiết.

  • Bạn nghĩ và mơ bằng tiếng gì? / In which language do you think and dream?
    • Đó thì tùy vào tình huống. Lợi ích của việc sử dụng được nhiều ngôn ngữ là nó làm cho bạn hiệu quả hơn. Ví dụ như khi phải đếm nhẩm, thì mình đếm nhẩm bằng tiếng Việt vì các con số tiếng Việt ngắn gọn hơn các tiếng khác, nên mình sẽ nhanh hơn khi đếm bằng tiếng Việt. Còn khi suy nghĩ về người khác thì mình suy nghĩ bằng ngôn ngữ mà mình giao tiếp với họ. Giờ đây, vì mình sử dụng tiếng Anh và Tây Ban Nha hàng ngày nên đó là hai thứ tiếng mình dùng để suy nghĩ nhiều nhất.

  • Theo bạn thì ngoài việc cùng học tại trường Đại học Kinh tế Praha và cùng là những công dân toàn cầu thì các bạn có những điểm gì giống nhau? / Beside being graduates of the University of Economics and being global citizens, what are the things that you and the other two have in common?
    • ​Theo mình thì cả ba chúng mình đều là những người bạo dạn, rất hiếu kỳ và nhất là chăm chỉ làm việc. Khi sống tại nước ngoài và xa gia đình thì điều quan trọng nhất là phải chăm chỉ, không được lười biếng hay ỉ lại. Chúng mình phải chấp nhận rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào vì khi là người nhập cư, mình sẽ có rất nhiều thiệt thòi hơn người dân bản địa. Vậy nên mình không thể lúc nào cũng hiếu thắng và muốn thành công bằng mọi giá. Ngược lại, bọn mình phải có lòng kiên trì lớn và không bỏ cuộc.
      Mình rất ngưỡng mộ Linh vì cậu chỉ mới sang Séc được ba năm thôi mà đã tìm được một công việc mơ ước mà đã cho cậu cơ hội sang Singapore sinh sống. Nhiều người mặc dù đã sinh ra và lớn lên ở CH Séc nhưng vẫn thất nghiệp và không tìm được cơ hội cho mình.
      Còn về bạn Đức thì mình đã ngưỡng mộ từ khi học cùng hóa học đại học với bạn. Khi những bạn khác chỉ cố sức ôn thi cho qua các môn học thì Đức ngoài việc học ra đã tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa để giúp các sinh viên muốn đi thực tập ở nước ngoài, và cậu cũng đã đi được biết bao nhiêu nơi trong những năm học đó. Nếu muốn thành công, bạn phải biết cách nhìn xa hơn những người khác. Tớ nghĩ đó là phương châm chung của cả ba bọn mình.

  • Đi lại bằng hộ chiếu Việt Nam như thế nào? Bạn đã bao giờ bị làm khó dễ chưa? / How is travelling with the Vietnamese passport? Have you ever had any problems?
    • Khi xin visa ra nước ngoài thì mình không bao giờ gặp cản trở. Có lẽ tại vì mình nhát gan và luôn nghĩ tới những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nên mình hay chuẩn bị tốt hồ sơ xin visa. Mình muốn chứng tỏ rằng đi lại bằng visa Việt Nam không hề khó như mọi người vẫn nghĩ, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu của quốc gia bạn muốn đi đến và không ngại hỏi thăm những người đi trước.Vậy nên mặc dù giờ đã có cả quốc tịch Séc nhưng mình vẫn dùng hộ chiếu Việt Nam để đi lại, như tháng 5 này mình đã sang Mỹ với tấm hộ chiếu Việt.

  • Bạn vẫn còn lo lắng khi lên máy bay để bay tới một đất nước mới chứ? / Are you still nervous of unknown when stepping into plane when moving to a new country?
    • Mình rất thích thời gian chuẩn bị để xuất ngoại vì đó là thời gian mình học hỏi nhiều điều về đất nước mình sẽ tới, mình tưởng tượng ra cuộc sống tiếp theo của mình sẽ như thế nào, có những gì khác hay tốt hơn cuộc sống hiện tại hay không? Khi lên máy bay là lúc mình đã sẵn sàng cho một cuộc sống mới, nên lúc đó mình không lo lắng mà nguợc lại, mình rất phấn khích. Tất nhiên là sau khi đặt chân đến đất nước mới thì sẽ có biết bao điều phải lo tới, sẽ có những thất bại và những lúc tủi thân và nhớ nhung về những con người mình sẽ không có dịp gặp lại trong thời gian gần nhất.

  • Du lịch đã lấy những gì từ bạn? / What has traveling taken from you?
    • Du lịch đã lấy đi từ mình những định kiến không có cơ sở. Ví dụ như trước khi sang Pháp du học, mình không có nhiều bạn người Đạo Hồi hay Châu Phi nên khi sang Marseille và phải ở tại khu phố có rất nhiều người Đạo Hồi thì mình rất lo lắng. Nhưng khi ở bên đó một hồi và học cách giao tiếp và ứng xử với người Ả Rập, mình đã hết sợ và bắt đầu có cảm tình với người ta. Và nhất là sau khi đi du lịch tại Morocco, một đất nước nằm phía bắc châu Phi, mình đã bị mê hoặc bởi những người dân bản địa thật thân thiện và dễ mến. Du lịch và khám phá thế giới là cách tốt nhất con người có thể làm để tiêu diệt chiến tranh và sự thù ghét.

  • Bạn khuyên gì cho những người muốn ra nước ngoài sống, học tập và làm việc? / What would you recommend the people who want to move/travel abroad?
    • Ra nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc không lúc nào dễ cả. Nên bạn phải có lòng dũng cảm, kiên trì và biết được mình muốn gì. Bạn phải học cách tiếp nhận thông tin, chấp nhận những điều mới mẻ và xa lạ. Bạn đến môi trường khác sinh sống thì bạn sẽ là người phải chấp nhận thích nghi với con người và phong tục tập quán hoàn toàn khác lạ, vì tất nhiên những người bản địa sẽ không chấp nhận thích nghi theo bạn. Và điều quan trọng nhất là bạn hãy chuẩn bị cho mình vốn ngoại ngữ thật tốt, vì điều đó sẽ làm chọ sự khởi đầu của bạn dễ dàng hơn nhiều.

[endsection]

 

[section= Trên báo]

Huong tren SVVN

[expand title=Kenh14]

8X Việt sống ở 4 châu lục, một ngày dùng 5 thứ tiếng

10:39:52 08/02/2013

Cô gái xinh đẹp đó là Hồ Thu Hương, sinh năm 1988 tại Hà Nội, nhưng năm lên 10 tuổi đã theo gia đình sang CH Séc sinh sống. Cuộc sống đa văn hóa, đa ngôn ngữ, của một “công dân kiểu mới” bắt đầu từ đấy.

Mỗi ngày cô sử dụng thành thạo khoảng 5 thứ tiếng khác nhau. Cô từng sống, học tập và làm việc trên cả 4 châu lục. Trong 4 năm trở lại đây, cô đặt chân đến hơn 20 quốc gia.

“Bao nhiêu ngôn ngữ mà bạn biết là bấy nhiêu lần bạn sống”

Đây là một câu tục ngữ của người Séc mà Hương rất tâm đắc: “How many language you know, that many times you are a human being”. Hai năm đầu sang Séc, vì không hiểu bài giảng nên Hương ngơ ngác trong lớp học. Nhưng khi sang trường chuyên và chỉ khi bước vào lớp 6, Hương lúc nào cũng đứng đầu lớp về môn tiếng Séc. Mẹ Hương luôn dặn rằng, “không ai khác ngoài con phải tự quyết định các hướng đi cho mình” nên lúc nào cô cũng tự lập, tự giác học ngoại ngữ, thậm chí còn đăng ký học thêm cả các kỳ thi không bắt buộc.

Ở trường trung học, Hương bắt đầu học tiếng Anh và tiếng Pháp. Lên đại học Hương học tiếng Tây Ban Nha. Cô có thể nói bằng cả 5 thứ tiếng khác nhau trong một ngày: nói chuyện với gia đình bằng tiếng Séc và tiếng Việt, làm việc, đọc báo, nghe nhạc bằng các thứ tiếng khác.

Hương chia sẻ: “Mỗi ngôn ngữ phản ánh cách ứng xử khác nhau của mỗi nên văn hóa. Mỗi khi về Việt Nam, lúc nào mình cũng được nghe “xin, vâng, thưa, dạ”. Khi sống ở Arghentina, mình thấy trong một quán ăn cô bồi bàn trẻ gọi hai vị khách lớn tuổi là “chica, chica!” (dịch là: cậu bé, cô gái). Cách xưng hô chỉ là “tôi”, “bạn” đồng nghĩa với việc mọi người đều bình đẳng và không phân ngôi thứ. Ở mỗi ngôn ngữ, mỗi văn hóa mình lại học được những điều mới mẻ để có thể nhấc cái hàng rào khác biệt xung quanh”.

8X Việt sống ở 4 châu lục, một ngày dùng 5 thứ tiếng 1

Hồ Thu Hương.

Một lần, Hương đến Arghentina trong học kỳ giao lưu, trao đổi. Dù có nhiều lựa chọn nhưng Hương vẫn chọn đất nước này vì cô thích đến một nơi hoàn toàn xa lạ và khác biệt. Khi đó, Hương mới chỉ nói được rất ít tiếng Tây Ban Nha và vì thế, cô đăng ký khóa học của mình bằng tiếng Anh. Những tuần đầu tiên ở đó, Hương như bị lạc vào một hành tinh khác vì rất ít người Arghentina nói được tiếng Anh. Và điều đặc biệt là nhà trường đưa ra một thông báo khẩn: những môn học bằng tiếng Anh sẽ bị hủy, chỉ còn những môn học bằng tiếng Tây Ban Nha. Thay vì quay về, Hương lao vào học tiếng Tây Ban Nha dù thời gian đầu rất chật vật để nghe các bài giảng và đọc các quyển sách dày cả trăm trang. Nhưng cũng chưa lúc nào Hương có thể học tiếng Tây Ban Nha nhanh đến thế.

Nếu chúng ta lạc quan, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn

Hương thích rất nhiều môn học, thích du lịch, âm nhạc và rất nhiều thứ khác. Hương không ngừng yêu thích một điều gì đấy và đôi khi, cô ấy tự tạo ra những điều khiến mình thích thú.

Thu Hương vừa tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế ĐH Kinh tế Praha. Từ những năm học trung học, Hương đã nhận được 23 giải thưởng trong các kì thi Toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, văn học…

Trong một cuộc thi văn toàn CH Séc, Thu Hương nhận được đề thi rất ngắn là: Fear in the plural (tạm dịch là: sự sợ hãi ở dạng số nhiều). Thu Hương cầm bút viết về chính những trải nghiệm của mình. Cô gái này ở trong một thành phố nhỏ, chỉ chừng 90.000 dân. Ở đó và thời ấy, người ta có định kiến không hay về người nước ngoài, đặc biệt là người châu Á. Những ngày học trung học, bị kỳ thị, bị trêu, bị ném đá chỉ vì màu da khác biệt. Rồi có giai đoạn Hương rơi vào trạng thái trầm cảm, cô sợ hãi và không thể ra đường. Nhưng sự sợ hãi ấy rồi cũng đến lúc biến thành sức mạnh. Vì là học sinh nước ngoài duy nhất ở lớp nên lúc nào Hương cũng cố gắng để chứng tỏ bản thân mình. Bài văn về nỗi sợ hãi đó đã mang lại cho Hương giải đặc biệt. Nếu không lạc quan hơn, bạn sẽ bị nỗi sợ hãi “nuốt chứng” bản thân mình.

Những ngày ở Canada, Hương được gặp rất nhiều người lạc quan, dễ mến. Điều đặc biệt là mỗi khi xuống xe buýt, họ đều nói “cám ơn” với người lái xe, một điều mà Hương chưa từng thấy ở những nơi khác.

Trong 4 năm, Hương đi qua 20 quốc gia, chuyến đi nào cũng rất đặc biệt và khó lòng chọn lọc để kể lại. Hương có những chuyến đi trao đổi giữa các trường như chuyến sang Toulouse (Pháp), Arghentina hay tổ chức lễ du lịch đến Ý cho các bạn cùng trường. Hương từng là một trong 35 học sinh xuất sắc nhất tại Séc được mời sang Nghị viện châu Âu tại Strasbourg để tham quan và giao lưu với các nghị sĩ.

Trong năm 2012, Hương được sang Lisbon (Bồ Đào Nha) để tham gia một khóa học chụp ảnh. Ngay sau đó, Hương tham gia một chương trình cho mùa hè với chủ đề “Tiêu thụ bền vững” tại thành phố Tartu, Estonia cùng với 42 bạn khác đến từ 33 quốc gia.

Chuyến đi ấn tượng nhất trong năm 2012 với Hương có lẽ là chương trình “study tour”, từ Brussels đến 6 thành phố của Canada để học về văn hóa và kinh tế của đất nước nhiều ấn tượng này. Chương trình có sự góp mặt của 32 bạn trẻ đến từ 23 quốc gia thuộc liên minh châu Âu do Ủy ban châu Âu tổ chức. Ngoài chương trình học tập, các bạn trẻ này còn tham gia 150 hội nghị.

Kết thúc chương trình, Hương được nhận về thực tập tại viện Nghiên cứu về châu Á – Thái Bình Dương, tại Vancouver (Canada). Hiện tại, Hương còn đang tham gia một dự án nghiên cứu về người Việt sinh sống tại Praha do Bộ Phát triển khu vực và ĐH Charles phối hợp nghiên cứu.

Tận hưởng cuộc hành trình còn quan trọng hơn cảm giác đến đích.

Ngoài các chương trình được mời tham dự, Hương còn chủ động thiết kế các hoạt động, các chuyến đi cho mình. Khi ở Arghentina, Hương tham gia một hoạt động tình nguyện rất thú vị: giúp những người phụ nữ nghèo mở các cửa hàng kinh doanh của riêng mình. Khi ở Vancouver, Hương tham gia vào mọi hoạt động mà thành phố này tổ chức cho người dân địa phương.

Thu Hương “thuộc lòng” Canada đến mức những người bạn của cô nói rằng cô biết về Canada còn nhiều hơn cả họ. Khi ở Argentina, cô tham gia vào các chương trình biểu diễn những vũ điệu sôi động như salsa và tango. Người Arghentina có thể nhảy mọi lúc, mọi nơi kể cả trên đường phố. Đối với họ thì khiêu vũ là cách tìm được “nửa kia” của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu họ hợp nhau trong các vũ điệu thì rất có thể họ sẽ hòa hợp nhau trong nhiều câu chuyện khác của cuộc sống.

Ở đâu Thu Hương cũng có thể tìm được những người bạn tốt của mình. Đôi khi cô gái này tự đi du lịch và tìm bạn qua các trang web couchsurfing.org. Hương sử dụng trang web này còn để tham gia các sự kiện đặc trưng của người dân bản địa. Hương nói: “Mình có rất nhiều người bạn thú vị. Ví dụ như một anh chàng người Pháp giờ này vẫn đang đi chu du khắp thế giới với mục đích là học cho bằng được 10 thứ tiếng. Ở Phần Lan, mình gặp một indigo child (là người được coi có khả năng đặc biệt và trí thông minh phi thường, trên thế giới có rất ít người như vậy). Ở Vancouver, mình gặp họa sĩ tài hoa bậc nhất người Séc cũng là một người thích đi đến thật nhiều quốc gia trên thế giới và thời gian tới anh ấy cũng có ý định đến Việt Nam. Những người bạn này đã truyền cho mình cảm hứng bất tận về cuộc sống của họ.”

“Trong cuộc sống gia đình và tình cảm, Hương thấy mình là một cô gái Việt truyền thống. Trong công việc, Hương có tính cách làm việc của một người Séc: chính xác, phương pháp, có tổ chức và hiệu quả. Về cách sống, Hương thấy mình gần gũi với người Mỹ la tinh. Người Mỹ la tinh có cách tận hưởng cuộc sống. Nhưng khi ai đó nói rằng, Hương từ nước nào đến, mình vẫn luôn tự hào trả lời: “Tôi là người Việt Nam”. Sự tự hào về chính mình, về đất nước mình là nền tảng cho mọi thành công trong cuộc sống”.

Hương mới chỉ ngoài 20 tuổi. Cô chuẩn bị sang Pháp để học tiếp. Cô cũng chưa quyết định rằng, sẽ đi tiếp đến những quốc gia nào trên trái đất nhưng điều cô chắc chắn là sẽ đi khi trái tim mình mách bảo. Cô khẳng định: “Tận hưởng cuộc hành trình mình đang chọn quan trọng hơn cả cảm giác khi mình đến đích. Và để cuộc sống của ngày hôm nay thật ý nghĩa, bạn hãy sống như ngày mai mình không còn tồn tại”.

[/expand]

HuongtrenPhuNuToday

[expand title=PhuNuToday]

Những nữ 8X Việt xinh đẹp đầy tài năng

Cập nhật lúc: 17:32 10/02/2013

(Đời sống) – Họ là những nữ 8X không chỉ gây ấn tượng về vẻ ngoài xinh đẹp mà còn là những tài năng đáng nể trên nhiều lĩnh vực.

Họ là những nữ 8X không chỉ gây ấn tượng về vẻ ngoài xinh đẹp mà còn là những tài năng đáng nể trên nhiều lĩnh vực.

Hồ Thu Hương là một trong những nữ sinh Việt tài năng đang sinh sống ở CH Séc. Thu Hương vừa tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế ĐH Kinh tế Praha. Từ những năm học trung học, Hương đã nhận được 23 giải thưởng trong các kì thi Toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, văn học… Trong một cuộc thi văn toàn CH Séc, Thu Hương nhận được đề thi rất ngắn là: Fear in the plural (tạm dịch là: sự sợ hãi ở dạng số nhiều). Thu Hương cầm bút viết về chính những trải nghiệm của mình.
Hồ Thu Hương là một trong những nữ sinh Việt tài năng đang sinh sống ở CH Séc. Thu Hương vừa tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế ĐH Kinh tế Praha. Từ những năm học trung học, Hương đã nhận được 23 giải thưởng trong các kì thi Toán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, văn học… Trong một cuộc thi văn toàn CH Séc, Thu Hương nhận được đề thi rất ngắn là: Fear in the plural (tạm dịch là: sự sợ hãi ở dạng số nhiều). Thu Hương cầm bút viết về chính những trải nghiệm của mình.

 

Cô có thể nói bằng cả 5 thứ tiếng khác nhau trong một ngày: nói chuyện với gia đình bằng tiếng Séc và tiếng Việt, làm việc, đọc báo, nghe nhạc bằng các thứ tiếng khác.Trong 4 năm, Hương đi qua 20 quốc gia, chuyến đi nào cũng rất đặc biệt và khó lòng chọn lọc để kể lại. Hương có những chuyến đi trao đổi giữa các trường như chuyến sang Toulouse (Pháp), Arghentina hay tổ chức lễ du lịch đến Ý cho các bạn cùng trường. Hương từng là một trong 35 học sinh xuất sắc nhất tại Séc được mời sang Nghị viện châu Âu tại Strasbourg để tham quan và giao lưu với các nghị sĩ.
Cô có thể nói bằng cả 5 thứ tiếng khác nhau trong một ngày: nói chuyện với gia đình bằng tiếng Séc và tiếng Việt, làm việc, đọc báo, nghe nhạc bằng các thứ tiếng khác.Trong 4 năm, Hương đi qua 20 quốc gia, chuyến đi nào cũng rất đặc biệt và khó lòng chọn lọc để kể lại. Hương có những chuyến đi trao đổi giữa các trường như chuyến sang Toulouse (Pháp), Arghentina hay tổ chức lễ du lịch đến Ý cho các bạn cùng trường. Hương từng là một trong 35 học sinh xuất sắc nhất tại Séc được mời sang Nghị viện châu Âu tại Strasbourg để tham quan và giao lưu với các nghị sĩ.

Nguồn: http://phunutoday.vn/doi-song/nhung-nu-8x-viet-xinh-dep-day-tai-nang-23307.html

[/expand]

HuongtrenLeCourier

(Tiếng Pháp) [expand title=LeCourrier]

14/04/2013 11:32
Portugal, Allemagne, Estonie, Belgique, Croatie, Finlande, Canada, Pologne… En un an, Nadia Hô Thu Huong, étudiante vietnamienne vivant en République tchèque, est passée par dix pays, que ce soit pour des raisons professionnelles ou personnelles

Nadia Hô Thu Huong vient d’obtenir sa licence de commerce international à l’Université d’économie de Prague (République tchèque). C’est une jeune femme de 24 ans radieuse, qui inspire la sympathie. Mais difficile tout de même d’imaginer que cette petite Vietnamienne a traversé pas moins de dix pays en 2012. Pas seulement pour du tourisme, mais aussi et surtout pour travailler et faire du volontariat. Notamment, Nadia fait partie des 32 étudiants de 23 pays européens à avoir reçu une bourse de la Commission européenne, pour une formation au Canada. Des opportunités qui ne sont pas tombées du ciel. «Je suis une fille ouverte et sociable. Déjà en primaire, j’avais beaucoup d’activités extrascolaires. Elles m’ont permis de rencontrer de nombreuses personnes», raconte-t-elle.

Nadia Hô Thu Huong (1re à gauche) et ses amis lors d’un voyage à Buenos-Aires.                                                                                                     Photo : Huong Hô/CVN

Née à Hanoi, Nadia Hô Thu Huong a fait ses études primaires dans la capitale. Alors qu’elle n’avait que neuf ans, sa famille est allée s’installer en République tchèque, avec l’aide de son oncle, qui y résidait déjà. Huong a alors dû s’habituer à un nouveau mode de vie, une école différente, et des amis de différentes nationalités. Mais dans sa famille, on tient à garder une tradition : dîner tous ensemble et parler en vietnamien. Huong progresse ainsi de jour en jour dans sa langue maternelle. Et elle s’intègre à la communauté tchèque sans oublier ses origines.

Une surdouée de la vie

Intelligente, sociable, dynamique, Huong était aussi une excellente élève. Au lycée, elle a reçu pas moins de 23 prix dans des concours de mathématiques, d’anglais, de français, ou de littérature, que ce soit au niveau municipal, national et international. «Mon premier séjour à l’étranger était en dernière année de lycée, lorsque je suis partie en France en voyage scolaire», raconte-t-elle. Elle était parmi les 35 meilleurs lycéens de la République tchèque à être invité au Parlement européen de Strasbourg. Et à côté de ses études, elle était aussi volontaire dans des associations tchèques.

Nadia Hô Thu Huong vient d’obtenir sa licence de commerce international à l’Université d’économie de Prague (République tchèque). Photo : Huong Hô/CVN

Aujourd’hui, le voyage qui l’a le plus marquée, c’était en mars 2012, lorsqu’elle a participé à deux conférences avec les ministres tchèques de l’Intérieur et du Développement local, pour régler la question de la naturalisation de nombreux Vietnamiens vivant à Prague, autour du marché Sapa, dans le 4e arrondissement de la capitale. Sur place, l’écart de niveau de vie entre les communautés tchèques et vietnamiennes s’allonge en effet sans cesse. Et les conflits sont inévitables. «Les deux nationalités ont ça en commun d’avoir peur de la nouveauté et du changement. Ce qui crée paradoxalement une grande barrière. Ils ne se comprennent pas. Mais ce mur devrait se briser avec l’arrivée des jeunes générations qui grandissent dans un monde ouvert et globalisé», confie Nadia Hô Thu Huong.

Du Portugal, à la Belgique, en passant par le Canada, Nadia s’est enrichie de multiples expériences. À Lisbonne, elle s’est rendue dans un quartier pauvre, et a redécouvert la générosité. À Vancouver, elle a appris le respect entre le fonctionnaire et le stagiaire, et l’optimisme à toute épreuve. Dans l’avenir, la jeune femme souhaiterait retourner au Vietnam, son pays d’origine, pour monter son agence de voyage. Elle aimerait inciter les gens à venir dans ce pays qui regorge de ressources cachées.


Huong Giang/CVN

Nguồn: http://lecourrier.vn/une-viet-kieu-citoyenne-du-monde/112607.html

[/expand]

HuongtrenCzechTimes

(Tiếng Séc) [expand title=CzechTimes]

Argentina versus Vietnam

Nadia Ho se narodila ve Vietnamu, ale od svých devíti let žije s rodinou v České republice. Nyní studuje poslední ročník oboru Mezinárodní obchod na VŠE. Ovládá perfektně pět světových jazyků a letos se začíná učit čínštinu. Miluje cestování a objevování nových míst a kultur. O dvou z navštívených míst nám prozradí více v rozhovoru.

Proč ses rozhodla právě pro studijní stáž v Argentině?

K Argentině jsem se dostala čirou náhodou. U večeře mi jeden známý vyprávěl o svém studijním pobytu ve Finsku a zmínil se o tom, že jeho finská univerzita vysílá své studenty na semestrální stáže na partnerskou univerzitu v Buenos Aires. V té době jsem právě přemýšlela o místu pro své studium v zahraničí a dala jsem si jako kritérium pro svůj výběr zemi neznámou a vzdálenou.

Měla jsi o Argentině nějaké informace?

Na začátku přípravy na zahraniční pobyt jsem měla minimální informace o Argentině a o Latinské Americe vůbec. Málem jsem se nechala od táty přemluvit, abych místo do Argentiny jela studovat do Singapuru a byla mu tak co nejblíže. Nebo aspoň do jiné anglicky mluvící země, neboť se bál, že bych se domů z Argentiny nevrátila živá. Nakonec jsem se nenechala přemluvit a jsem za to vděčná.

 

 

Jak ses ke studiu v Argentině dostala?

Na semestrální studium v Argentině jsem se dostala přes univerzitní stipendijní program freemover. Stejně jako u Erasmu dostávají stipendisté u tohoto programu finanční podporu od domovské univerzity, ale musí si sami vyhledat cílovou univerzitu a taky se musí sami připravit na celý pobyt.

 

Mají takovou možnost všichni studenti?

Dá se říct, že stačí motivace a chuť vyjet. Jediným kritériem pro získání finanční podpory školy je mít studijní průměr pod 2,2. Avšak malý počet vyjíždějících studentů svědčí o tom, že (ne)motivace hraje většinou velkou roli a studenti nemají chuť vyhledat školu, která by je přijala jako freemover studenta, a zařizovat si potřebné věci pro pobyt v zahraničí.

Co bylo třeba vyřídit před odjezdem do Argentiny?

Nejdříve jsem vybrané univerzitě poslala přihlášku a další požadované dokumenty. Po obdržení odpovědi jsem podala své domácí univerzitě žádost o stipendium, pak jsem začala se samotnou přípravou na pobyt – vyhledávala jsem letenku, ubytování, poslala argentinské univerzitě seznam vybraných kurzů. Vše proběhlo hladce a bez problémů.

 

Na jak dlouho jsi v Argentině byla a jaké byly samotné začátky?

Trávila jsem v Argentině plných šest měsíců. Semestr trval od března do června, zkoušky pak probíhaly po celý červenec. Do Argentiny jsem však přiletěla s měsíčním předstihem (začátkem února), abych si před semestrem zvykla na tamější kulturu a naučila se jazyk, protože jsem před odjezdem takřka španělsky nemluvila. Jazyk jsem se začala učit v prvním ročníku na univerzitě, a po ročním kurzu obecné španělštiny jsem se naučila pouze základní fráze, které samozřejmě nestačily na denní komunikaci. Hned po prvním dni jsem poznala, že bez větší znalosti španělštiny bych byla úplně ztracená, protože místní většinou anglicky nemluvili. Proto jsem se přihlásila na intenzivní kurz španělštiny v jazykové škole.

 

Jak ti španělština šla?

Po absolvování třítýdenního kurzu jsem se rozmluvila, ale moje slovní zásoba stále nebyla dostatečná pro univerzitní studium ve španělštině. Plánovala jsem studovat pouze v angličtině, proto jsem si myslela, že se jazyk naučím postupně během půl roku. Ale kdepak. Před začátkem semestru mi náhle oznámili, že se neotevřely kurzy v angličtině a že si musím vybrat jiné ve španělštině. Představte si moje zoufalství na čtyřhodinových přednáškách v prvních týdnech výuky! Naštěstí je španělština poměrně lehký jazyk a rychle jsem ji začala ovládat.

Jak probíhalo studium?

Měla jsem ranní, odpolední i večerní kurzy. Jeden kurz trval čtyři hodiny s jednou půlhodinovou přestávkou. I přesto jsme na hodinách neusínali, protože byly velmi interaktivní – dost jsme se zapojovali do diskuzí, dělali jsme prezentace, týmové práce a tak dále. Líbil se mi osobní a neformální vztah mezi profesorem a studenty. Bylo například běžné, že jsme si v hodinách předávali a pili s profesorem maté (argentinský tradiční nápoj).

Byly studované předměty náročné?

Náročnost předmětů se lišila. Na některé jsem se musela připravovat průběžně, jelikož na každou hodinu jsme dostali úkoly (například přečíst si knížku nebo dělat prezentaci). Na jiné se stačilo učit před zápočtovými testy a závěrečnou zkouškou.

 

Kde jsi bydlela?

Bydlela jsem ve sdíleném bytě s paní domácí, padesátiletou profesorkou dějepisu na střední škole, a s jedním studentem z Ekvádoru. Oba byli moc přátelští a díky denní komunikaci s nimi jsem se ve španělštině rychle zlepšovala.

 

Jakou životní úroveň sis v Argentině mohla dovolit?

Město Buenos Aires je drahé. Tamější ceny jsou srovnatelné s českými a evropskými cenami, takže nečekejte levný latinskoamerický život. Specifikem Argentiny jsou rychle stoupající ceny kvůli vysokým inflacím (v roce 2010 se umístila na 3. místě ve světě se svou mírou inflace 22 %), hlavně ceny potravin v supermarketech se mohou zvyšovat od jednoho nákupu k druhému.

 

Jak bys popsala místní kulturu a tamní obyvatele?

Argentince musí člověk milovat. úsměv Jsou energičtí, vznětliví, nebojí se projevovat svůj názor (například častými protestními akcemi na ulicích). Svým pozitivním postojem k životu mě tak ovlivnili, že jsem na všechny kolem rozdávala úsměvy – na neskutečně talentované muzikanty v metru, na slečnu, která mi řekla: „Na zdraví!“, když jsem si kýchla, nebo na cizího pána, který mě zval k tanci přímo na ulici. Člověk nikdy neví, co od Argentinců očekávat.

 

Mají tamní obyvatelé i nějaké záporné vlastnosti?

Byly chvíle, kdy jsem nesnášela jejich nedochvilnost, nedodržování slibů a jiné negativní zvyky, ale jakmile se na mě začali usmívat, v mžiku jsem jim všechno odpustila.

 

Jací jsou v Buenos Aires muži?

Ženy, hlavně cizinky, dostávají od argentinských mužů velkou pozornost. Muži jsou vášniví a ženami přímo posedlí. Říká se, že pokud se jednou zamiluješ do Argentince, už se nikdy neodmiluješ. Která žena by mohla odolat výjevům lásky jako „lásko mého života“, „slaďoučká“, „moje srdíčko“.

 

Jaké jsi získala zkušenosti?

Za největší přínos svého šestiměsíčního pobytu v Argentině nepovažuji to, že jsem se naučila mluvit plynule španělsky. Mnohem více si vážím neocenitelné osobní zkušenosti. Jako „Paříž Jižní Ameriky“ nabízí Buenos Aires bohaté kulturní a sportovní vyžití, z čehož jsem se snažila vytěžit co nejvíce. Nikdy se mi nestalo, že jsem neměla co dělat, spíš jsem měla problém s výběrem z toho obrovského množství nejrůznějších akcí. Taky si vážím toho, že jsem měla možnost se setkat s řadou zajímavých lidí z celého světa, se kterými stále udržuji kontakt.

 

 

Není pochyb o tom, že si Nadia užívá života plnými doušky. Svědčí o tom i její pracovní stáž ve Vietnamu. Se svým výjimečným nadáním a krásnou tváří se před ní otevřou kterékoliv dveře.

 

O jakou pracovní stáž se jednalo?

Byla to tříměsíční stáž v jedné z největších vietnamských firem zaměřených na export a import. Pracovala jsem v oddělení mezinárodního obchodu, které bylo blízké mému studijnímu zaměření.

 

Pocházíš z Vietnamu, a tak nemáš problém domluvit se ve své rodné řeči. Nabízí Vietnam příležitost i pro lidi mluvící jinou řečí ?

Určitě. Člověk mluvící anglicky (i jiným jazykem) tu najde řadu příležitostí k uplatnění, protože vietnamská ekonomika nyní zažívá boom a přitahuje zahraniční investice a také lidi se zahraničními zkušenostmi a znalostí cizích jazyků. V současné době je ve Vietnamu přibližně 74 tisíc zahraničních pracovníků.

 

 

V čem je Vietnam odlišný od Evropy?

Vietnam jako asijská země je od ČR a Evropy odlišná hlavně svou kulturou a životním stylem lidí. V tom spatřuji mnoho společných rysů mezi Vietnamci a Argentinci. Většina jejich každodenních činností probíhá na ulicích – rádi vycházejí, a to hlavně v noci, kdy už nepanuje velké teplo. Jsou silně zaměřeni na rodinu a dodržování tradic: o víkendech vychází celá rodina na nákupy, na návštěvy příbuzných a přátel, nebo sedávají u kávy. Večeře nemůže začít bez přítomnosti všech členů rodiny. Na Vietnamcích si nejvíce cením jejich neuvěřitelné pohostinnosti a houževnatosti v práci.

 

Jak vypadá pracovní den ve Vietnamu?

Kancelářská práce zde většinou začíná v osm ráno a končí v pět odpoledne. Kolem jedenácté hodiny se vychází z kanceláře na oběd, poté se buď jede domů, nebo se zůstává v kanceláři na jednu až dvouhodinovou siestu. Vypne se světlo v celé kanceláři a spí se na židlích a v křeslech. Ve stanovený čas se pak všichni probudí a vrátí se ke své práci.

 

 

Jaká je ve Vietnamu životní úroveň?

Jak to bývá u rozvojových zemí, existuje propastný rozdíl mezi bohatými a chudými lidmi. Pokud má člověk peníze, drží v ruce velkou moc. Bohatí diktují, chudí musí poslouchat. Jelikož cizinci většinou pracují v zahraničních společnostech nebo vyučují cizí jazyky na mezinárodních školách, dostávají takové výdělky, které v mnohých případech převyšují plat, který by získávali v domovské zemi. Ti se mají přímo královsky, neboť život ve Vietnamu je ve srovnání s jejich zeměmi mnohem levnější.

 

Pokud by sis měla vybrat, kde strávíš svůj život, byl by to Vietnam, ČR nebo Argentina?

Nyní žiju v České republice, své srdce jsem ale nechala v Argentině a v duši jsem pořád Vietnamka. Je ještě ve hvězdách, kterou část svého těla nakonec poslechnu. úsměv Mám v plánu žít, studovat a pracovat ještě v mnoha odlišných zemích než se rozhodnu, kde se usadím.

 

Jaký je Tvůj hlavní životní cíl?

Být co nejšťastnější a užívat si každou minutu života.

 

Máš nějakou vysněnou destinaci?

Mám spoustu vysněných destinací, ale jelikož se (zase) blíží dlouhá zima, přála bych si odjet někam za pořádným teplem a sluníčkem. Co třeba skutečné safari v Africe?

Autor: Linda Kalašová

Nguồn: http://www.czechtimes.cz/clanky/259-argentina-versus-vietnam

[/expand]

HuongtrenCzechTimes2

(Tiếng Séc) [expand title=CzechTimes]

Mezinárodní partnerství

Nadia je Vietnamka, která žila v České republice od svých devíti let a od svých vysokoškolských let postupně vycestovala na delší dobu do Argentiny, Mexika a Kanady. V posledně zmíněné zemi našla lásku svého života, Mexičana, který absolvoval magisterské studium ve Velké Británii a nyní studuje doktorát ve Vancouveru. I přes zdánlivě velké kulturní rozdíly si k sobě našli cestu a hodlají vybudovat společný život.

Vzpomínám si na náš rozhovor před třemi lety. Tehdy jsi byla na studijní stáži v Argentině. Od té doby se toho jistě dost událo. Dokázala bys to shrnout v kostce? Kde žiješ nyní?

Taky si na něj dobře pamatuji, Lindo. Tehdy jsi se mnou dělala interview krátce po mém návratu z Argentiny, kdy jsem byla ještě značně nadšená ze svého prvního dlouhodobého pobytu sama v zahraničí. Říkala jsem si, že Argentina byla nejlepším rozhodnutím mého života a dodnes to stále platí. Díky tomuto studijnímu pobytu jsem pronikla do latinskoamerického života a otevřely se mi dveře k dalším osudovým příležitostem. Po návratu z Argentiny jsem dokončila bakalářské studium na Vysoké škole ekonomické v Praze. Jelikož jsem po státnicích nechtěla pokračovat ve stejném oboru na VŠE, rozhodla jsem se nepropást jedinečnou příležitost znovu vyjet za „velkou louží“, která se mi naskytla. Dostala jsem se do prestižního programu hrazeného Evropskou komisí určeného pro studenty z Evropské unie. Procestovali jsme s programem celou Kanadu, navštívili jsme řadu významných kanadských institucí a nakonec jsem zůstala na dvouměsíční pracovní stáži ve Vancouveru nacházejícím se na západním pobřeží Kanady. Během svého pobytu jsem se zamilovala nejen do města s překrásnou přírodou a báječně přátelskými lidmi, ale zamilovala jsem se také do své životní lásky. Z toho důvodu jsem se po dokončení stáže a po návratu do České republiky rozhodla, že se do Kanady vrátím. Vrátila jsem se jednou v minulém roce, a ještě jednou letos na delší dobu. Nyní se nacházím v Kanadě a paralelně jsem začala s magisterským studiem na jedné grande école de commerce ve Francii.

Kanada: focení ve Vancouveru

Pověz nám v krátkosti něco o Kanadě.

Kanada je ohromná země, a to nejen svou velikostí. Je ohromná svou přírodní i kulturní rozmanitostí. Pokud jste nadšenci přírody a sportů, Kanada vás jistě nadchne. Kanaďané mě zase ohromili svou přívětivostí, laskavostí a tolerancí. Díky tomu, že se setkávají s cizinci již od útlého věku, berou multikulturalismus jako součást národní identity. Vancouver, město, kde žiji, má přezdívku Hongkouver, neboť je zde velká část lidí z Hongkongu, Číny a jiných zemí Asie. Zde je těžší najít „opravdového Kanaďana“ než imigranta. Sem každý zapadne.

Důležitá je zmínka o tom, že v Kanadě nežiješ sama. Je to tak? Ostatně přesně o tom bude náš rozhovor.

Ano. Jak jsem se již zmínila, během svého prvního pobytu v Kanadě jsem se seznámila se svým současným přítelem. Je původem z Mexika.

Kanada: focení ve Vancouveru

Jak a kde se spolu potkaly dvě tak odlišné kultury? Byla to láska na první pohled nebo jsi měla nějaké „pochybnosti“ o možném budoucím soužití z důvodu odlišných kultur?

Tento příběh byl samozřejmě vyprávěn již nesčetněkrát, jelikož se všichni zajímají, jak se mohly potkat dvě tak „odlišné“ osoby. Ale jak to už bývá, dal nás dohromady osud a řetězec neuvěřitelných náhod. Potkali jsme se v jedné irské hospodě v centru Vancouveru, kde jsem slavila poslední noc s kamarády z evropsko-kanadského programu. Následující den měli odletět domů, zatímco mi začala stáž. Miguel mi jako pravý džentlmen nabízel společnost, abych se v novém městě necítila sama. V té době jsem neměla ani myšlenku na navázání nového vztahu, neboť jsem netoužila po dalším vztahu na dálku (mám na ně velké štěstí). Měla jsem ve Vancouveru zůstat pouze na dva měsíce, proto jsem si říkala, že nemá cenu se vázat. S Miguelem jsme začali jako přátelé, což byla velká výhoda. Měli jsme možnost se pomalu poznávat. Dalším důvodem, proč jsem váhala, bylo, že jsem si po Argentině říkala, že nechci mít vztah s mužem z Latinské Ameriky. Byl to předsudek, ale nezdáli se mi moc stálí a věrní v lásce. Miguel mi ale potvrdil, že není Latinoameričan jako Latinoameričan. Mexičané mají mnoho společného s Asiaty. Jsou hodně zaměření na rodinu, mají pevné a široké sociální vazby a jsou velmi pracovití. U Miguela se mi především líbil jeho osobní vlastnosti, byl od začátku neuvěřitelně pozorný a hodný, a nikdy se nám nestalo, že bychom si neměli co říct. Připadalo mi pozoruhodné, že jsem si s nikým jiným tolik nerozuměla jako s Miguelem. I v humoru jsme si blízcí. Proto než jsem odjela z Vancouveru, již jsem po hlavě skočila do dalšího vztahu na dálku.

Kanada: focení ve Vancouveru

Jak bys popsala zásadní kulturní rozdíly mezi vámi?

Po dvou letech vztahu se spíš stále divím, kolik toho máme společného. Možná je to tím, že jsme oba žili v různých zemích a jsme oba velmi tolerantní. Ale i přesto mezi námi občas docházelo ke konfliktům. Ze začátku docházelo k drobným nedorozuměním kvůli stylu mluvení. Miguel jako pravý Mexičan rád nadužívá zdrobněliny, a připadalo mi humorné, když je nepřetržitě používá. Na začátku jsem si na ně nebyla zvyklá, hledala jsem jeho používané slovní obraty na Googlu a jednou došlo k tomu, že jsem si myslela, že na mě použil sprostý výraz. Byla jsem na něj naštvaná a chudák ani nevěděl proč. Ale za nejzásadnější rozdíl mezi námi považuji vnímání a řízení času. Žila jsem většinu svého života v Evropě, proto je pro mě přesnost a efektivní využití času samozřejmé. Miguel čas vnímá ale úplně jinak. Jako správný Mexičan nikam nechodí včas a nestresuje se uzávěrkami. A také neplánuje svou budoucnost, nýbrž se drží heslem, co má přijít, přijde. Přivádělo mě to někdy k šílenství! Vždy jsem chtěla mít vše pečlivě naplánované a vědět dopředu, co mě čeká a nemine. Ve vztahu s Miguelem jsem si uvědomila, že buď vybouchnu pokaždé, když je nepřesný nebo když nemyslí dopředu, nebo to brát s nadhledem a být trpělivá. Rozhodla jsem se pro druhou možnost. Spojila jsem v sobě asijskou pracovitost a evropskou efektivnost s latinským „uměním si užívat života“, a získala jsem vyvážený životní styl, na který jsem dost hrdá. Miguel mě naučil vidět svět pozitivně i v nejhorších situacích. Kdykoliv se něčím trápím, jdu za ním, a hned se mi zlepší nálada. Většinou jsou mezi námi ale spíše rozdíly v osobních vlastnostech a postojích, což je problémem každého páru, nejenom mezinárodního. Na Miguelovi se mi líbí, že respektuje veškerá má rozhodnutí. Jak říkala jeho sestra: „Pokud by byl Miguel tradiční Mexičan, nenechal by tě studovat dál a být daleko od něj, ale snažil by tě držet stále při sobě.“ Jsem ráda, že není tradiční. (úsměv) 

Kanada: focení ve Vancouveru

Kulturní rozdíly se mohou projevovat v mnoha věcech. Od vaření až po výchovu dětí. V tomto máte jasno?

S vařením nemáme problémy, Miguel má rád vše, co mu uvařím. Snažím se střídat kuchyně dle nálady a dostupnosti. V jednom dni můžeme jíst ráno pomexicku, v poledne povietnamsku a večer poitalsku. Také jsem se přizpůsobila v koření. Nemohu totiž od Miguela požadovat, aby se zamiloval do silného aromatu vietnamské rybí omáčky. Místo ní přidávám do jídla sójovou omáčku, japonskou omáčku teriyaki, korejskou marinovanou omáčku bulgogi, čínskou ústřicovou omáčku, italskou omáčku Alfred atd. Nepřeháním, před několika dny jsem do jednoho jídla smíchala všechny zmíněné omáčky. Jídlo bylo výborné. U mexické kuchyně jsem si všimla, že přidávají citrón a chilli papriku do všeho. Slyšela jsi už o mičeladě, mexickém kořeněném pivu? Do ní se smíchá normální pivo s chilli, pálivou omáčkou, citronovou šťávou a rajčatovým džusem. Možná to zní hrozivě, ale do tohoto nápoje jsem se zamilovala. Pokud se týče výchovy našich budoucích dětí, přála bych si, aby z nich vyrůstali multikulturní lidé, kteří by byli schopni žít kdekoliv na světě, a zároveň, aby rozuměli kulturám a jazykům obou svých rodičů. Mnohdy se stává, že lidé vyrůstající v cizí zemi zapomínají na kulturu a jazyk své rodné země. Nechtěla bych, aby se to stalo našim dětem. Myslím, že o výchově dětí v bodech, kde se míjíme, má cenu mluvit, až když bude první dítě na cestě. Přesto se mě Miguel už například zeptal, co budeme děti učit o Bohu. Miguel je totiž katolík a já jsem nevěřící. Řekla jsem mu, že děti mohou být vychovávány jako křesťané, ale když již jsou dostatečně rozumné, ať si pro sebe vyberou svůj vlastní postoj. Hlavní není to, jaké náboženství vyznáváš či nevyznáváš, ale jestli jsi dobrý člověk či ne.

Kanada: focení ve Vancouveru

Máte nějakou strategii? Myslím tím, jestli jeden z vás více ustupuje nebo se oba vzájemně tolerujete i ve věcech, které vám opravdu vadí.

Strategii nemáme. V tomto vztahu jsem se naučila být úplně flexibilní a upravovat si své priority dle jednotlivé situace. Zatím se mi to vyhovuje a musím říct, že je to úplný opak toho, na co jsem si byla doma se svou rodinou zvyklá. Asijské rodiny jsou velmi přísné, ve všem panují pravidla, zákazy a příkazy. Je to pro dítě velmi omezující, i když se naučí disciplíně. Asijští rodiče vždy vidí své děti jako nevyspělé, kteří stále potřebují ochranu a péči. Proto se stává, že i na vysoké škole musejí asijské děti poslouchat své rodiče. Mnohdy i po založení vlastní rodiny se musejí rodičů zeptat na jejich názor a povolení. V našem vztahu s Miguelem ale hraje tolerance a vzájemný respekt velkou roli, proto bych se nebála, že bychom nedokázali konfliktní situace vyřešit mírovou cestou. Přála bych si, aby byla naše budoucí rodinka směsicí toho nejlepšího z každé naší kultury.

Vánoce v Praze

 

Vraťme se na začátek vašeho vztahu. Jak se začal vyvíjet? Co se dělo poté, když jste zjistili, že k sobě patříte? V té době jste měli určitě každý své závazky.

Během mé stáže ve Vancouveru jsme byli stále spolu. Miguel si na mě vždy našel čas, i když byl pod haldou práce. Proto jsme se rozhodli pokračovat v našem vztahu i poté, co jsem se vrátila do České republiky. Každý den jsme si posílali zprávy nebo si volali, ať už na Facebooku, Skypu, Whatsappu, nebo v aplikacích vyhraněných pro páry. Komunikace je pro vztah na dálku velmi důležitá, a v našem vztahu vždy perfektně fungovala. Cítila jsem se, že mi byl přes velkou vzdálenost stále poblíž. Cítila jsem se s ním v bezpečí, i když byl míle daleko. Snažili jsme se vidět, kdykoliv nám to situace umožnila. Kvůli velké dálce to však znamenalo jednou za půl roku. Stesk byl nesnesitelný, ale nadšení z příštího vidění ještě větší, a proto jsme to vydrželi.

Léto 2013 v Mexiku

Miguel v Kanadě studuje, takže ses tam přestěhovala za ním. Co tvé aktivity? Není to pro tebe určitým způsobem oběť?

Bylo to pro mě velmi těžké rozhodnutí. Měla jsem dvě a půl práce a šetřila jsem si na magisterské studium ve Francii. Odjet do Kanady znamenalo pro mě nechat všechny své práce a žít v Kanadě z našetřených a půjčených peněz, které byly vyhraněné studiu. Řetězec událostí ale rozhodl, že kdybych se bývala nerozhodla odjet do Kanady v tomto roce, viděli bychom se s Miguelem až za rok, a to bůhví kdy. Dále jsem mu chtěla pomáhat při dokončení školy a být mu podporou. I když jsem známá spíše jako velmi ambiciózní člověk a workoholik, uvědomuji si, že člověk nežije pro práci. Práce je prostředkem finančního zajištění člověka, avšak člověk by neměl přepracovat na úkor svých vztahů. Každý z nás by si ale měl uvědomit, co pro něj znamená štěstí, a pak se ho držet. Vydala jsem se za svým štěstím a samozřejmě svého rozhodnutí nelituji.

Vánoce v Praze

Jak probíhá studium ve Francii? Je to náročné?

Abych mohla být s Miguelem do jeho dokončení studia (do konce tohoto roku), rozhodla jsem se pro studium, které mi umožňuje studovat na dálku první semestr. Člověk by si při pojmu studium na dálku představoval lehkou práci a lelkování, ale opak je pravdou. Mám šest předmětů a do každého předmětu máme skoro každý týden týmové práce, eseje a testy. V jednom týdnu jsem třeba pracovala najednou na pěti týmových pracích! Je to ale typický styl učení ve francouzských grandes écoles.

Léto 2013 v Mexiku

Hodláte zůstat v Kanadě nebo plánujete přesun?

Vancouver je pro nás oba perfektní místo na bydlení až na jednu docela zásadní věc: počasí. Zdejší léto bylo nádherné, stále slunečno a teplo. Avšak s podzimem začalo psí počasí. S nadsázkou se říká, že ve Vancouveru nepřetržitě leje od podzimu až do jara. A bez nadsázky musím říct, že většinu času je to pravda. Takovéto počasí dost ovlivňuje psychiku a tělo je stále unavené. Pro nás by byl ideální přesun do Kalifornie. Je to pro Miguela vysněná destinace, jednak díky jejímu celoročnímu slunečnému počasí, a jednak díky koncentraci společností souvisejících s jeho oborem (což je elektrické a optické inženýrství). Nikdy jsem v Kalifornii nebyla, ale dokázala bych si představit, že bych tam žila a založila rodinu. Dle mé představy je to místo, kde se střetávají různé světové kultury, a proto nebude problém se tam usadit. Jen pár věcí by mě na bydlení v USA tížilo: drahé zdravotnictví, drahé studium, volné držení zbraní a dálka od rodiny.

Miguel s mými přáteli ve Vídni

Zjišťovali jste si, co všechno bude k přestěhování do Kalifornie zapotřebí? Budete si tam kupovat byt/dům nebo půjdete nejdříve do pronájmu?

Váhám mluvit o Kalifornii, protože ani jeden z nás to nemá jisté. Nejdříve si tam totiž budeme muset najít práci, a teprve pak mluvit o stěhování. Ale s našimi schopnostmi věřím, že nám to vyjde. Řekla bych, že nejdříve půjdeme do podnájmu, a pak bychom vzali hypotéku na dům.

 

Pokud se přestěhujete do Kalifornie, nebude se ti stýskat po rodině?

Je to stále moc těžké žít daleko od své rodiny, ale zvykla jsem si na to. Mám část rodiny ve Vietnamu a část v České republice, a proto ať už žiji kdekoliv, vždy budu mít někoho daleko od sebe. Snažíme se být v kontaktu aspoň online, i když jsem smutná, když si uvědomuji, že kvůli velké vzdálenosti promeškám hodně rodinných událostí.

Na svatbě Miguelových přátel

Stýkáte se navzájem se svými rodinami? Jaké bylo přijetí ze strany tvé i jeho rodiny? Jak řešíte případnou jazykovou bariéru?

Ano, oba jsme měli možnost se seznámit s rodinou toho druhého. Minulé léto jsem strávila v Mexiku a sblížila jsem se s celou jeho rodinou. Jazykovou bariéru jsem neměla, jelikož s Miguelem mluvíme pouze španělsky. Už před příjezdem do Mexika jsem měla docela představu o mexických zvycích a o mexické kultuře. Co mě ale doslova nadchlo, byly mexické svatby. Byli jsme na dvou svatbách Miguelových přátel, a obě byly plného opravdového veselí, tance, jídla, her, hostů bylo na každé minimálně tři sta. Mexičané se za svatbu nebojí utrácet celé jmění. Miguelovi přátelé třeba na svou svatbu šetřili celých sedm let. Až budu mít svatbu, přála bych si ji mít v mexickém stylu. Miguel se s mou maminkou, babičkou a dědečkem z maminčiny strany potkal o minulých Vánocích. Přiletěl mě do České republiky na pár dní navštívit. I když uměl jen dvě věty, které si ještě spletl, všem se zalíbil. Legrační situace nastala, když babička na Miguela mluvila vietnamsky a česky, Miguel na ni zase španělsky a anglicky, a já jim to musela tlumočit. Zdálo se ale, že mě ani nepotřebovali k tomu, aby si k sobě našli cestu. Když jsem nebyla vedle, spojila je jejich největší společná vášeň: jídlo. Babička byla spokojená, že Miguelovi chutnaly všechny její dobrůtky. Musím říct, že mám dost netradiční rodinu. V normální vietnamské rodině bych váhala přivést domů českého chlapce, natož Latinoameričana, o jejichž kultuře nevědí vůbec nic. Vietnamští rodiče se totiž bojí, že vztah s cizím chlapcem či dívkou automaticky znamená rychlý rozchod či rozvod kvůli kulturním rozdílům, a také se bojí toho, že si se svými vnoučaty nebudou rozumět. Když má rodina viděla, jak jsem s Miguelem šťastná, další věci již neřeší. Miguelovi zbývá navštívit mého tatínka ve Vietnamu, a doufám, že se nám cestu do Asie podaří zrealizovat během příštího roku.

S Miguelovým tatínkem a jeho sestrou

Prozraď nám na závěr, čeho si na vašem vztahu nejvíce ceníš a co bys poradila těm, kteří žijí také v mezinárodním partnerství. Jak se nejlépe vypořádat s tím, když dva dělí obří vzdálenost a musí nějaký čas trávit odděleně?

To, čeho si na našem vztahu cením nejvíc, je vzájemný respekt. Respektujeme své kulturní i osobnostní rozdíly, a je to podle mě základ, který nás podrží dlouho spolu. Vztah na dálku je vždy těžký, a když se rozhodnete dát svému vztahu na dálku šanci, musíte se nepřetržitě snažit. Aby byl úspěšný, musí být založený na obětování se a nesobeckosti. Alespoň jeden z páru totiž bude muset opustit svou rodinu, přátele, svou vlast, aby začal v cizí zemi od nuly. Ale jakmile máš svou lásku v náručí, uvědomíš si, že se celé tvé trápení vyplatilo. Na druhou stranu nesmíš úplně zapomenout na sebe a na svůj současný život. Není zdravé věnovat veškerou energii jednomu člověku, který je daleko od tebe, na úkor svých bližních a přátel, kteří jsou kolem tebe. Je třeba umět vyvážit oba světy. A hlavně se nevzdát a těšit se na váš krásný budoucí společný život.

 

Autor: Linda Kalašová

Autor fotografií: Nadia Ho

Článek byl vydán: říjen 2014

Nguồn: http://www.czechtimes.cz/clanky/756-mezinarodni-partnerstvi

[/expand]

[endsection]