Southampton, Anh Quốc

[ezcol_1third]

[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]

GIỚI THIỆU

Nguồn: https://q25xnw.dm2301.livefilestore.com/y3mt60Pv4WLbzvy9BU6Z1blbhrls34-4EqQc8KtjAgBfVCPfMO0BGCU746pCNT17TAj_NOa4kK2RmEmowlxM3pXEm6IBdCVCm-ZzkIznfRF70rOnJKqoBQsbEXq3L25lHcMzbwWlJidZi5EdVBtiwiKRA/C%E1%BA%A9m%20nang%20DHS%20Southampton%202012%20-%20B%E1%BA%A3n%202.pdf?psid=1

[/ezcol_2third_end]

[section= NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRƯỚC KHI SANG ANH]

1. Mua vé máy bay

Có nhiều lựa chọn hãng hàng không để mua vé máy bay sang Anh Quốc như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thai Airways, Asiana Airlines, Cathay Pacific, Qatar Airways,… Du học sinh theo học tại Southampton đại đa số sẽ chọn đường bay đến Heathrow hoặc Gatwick (hai sân bay này đều nằm gần thủ đô Luân-đôn và chỉ cách Southampton chừng hai tiếng đồng hồ đi tàu hoặc xe khách).

Khi mua vé máy bay bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Mỗi hành khách được cho phép mang theo một hành lý ký gửi, một hành lý xách tay và một túi đựng máy tính xách tay.
  • Tiêu chuẩn trọng lượng tối đa dành cho hành l{ k{ gửi là 20kg với tất cả các hãng hàng không. Tuy nhiên, một số hãng cho phép bạn ký gửi nhiều hơn 20kg. Ví dụ, Vietnam Airlines cho phép ký gửi tối đa 40kg, Asiana cho phép ký gửi tối đa 30kg, … Quy định này tùy vào chính sách của từng hãng hàng không, tùy loại vé (hạng phổ thông hay hạng thương gia), tùy quan điểm của bên thứ ba (VD: người bán vé, người làm thủ tục tại sân bay). Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ mục này.
  • Không có quy định về kích thước cho phép của hành lý ký gửi.
  • Tiêu chuẩn trọng lượng tối đa dành cho hành lý xách tay là 7kg với tất cả các hãng hàng không. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải check-in loại hành lý này tại sân bay (đã kiểm chứng tại nhiều sân bay quốc tế, tuy nhiên ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhân viên sân bay vẫn yêu cầu bạn làm thủ tục này). Vì vậy, bạn có thể mang theo người nhiều hơn 7kg nhưng nên chuẩn bị phương án trong trường hợp bạn được yêu cầu check-in hành lý xách tay tại sân bay.
  • Có quy định về kích thước tối đa cho phép của hành lý xách tay, bạn cần kiểm tra thông tin này.
  • Không có quy định về cân nặng hay kích thước của túi đựng máy tính xách tay, vì vậy bạn có thể mang bao nhiêu hành lý tùy thích. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối có thể xẩy ra tại sân bay với nhân viên tại quầy check-in hoặc nhân viên an ninh, không nên để máy tính xách tay vào va-li hoặc ba-lô quá nặng hoặc quá cồng kềnh.
  • Những đồ vật sau không được phép để trong hành l{ xách tay và túi đựng máy tính xách tay (vì vậy hãy kiểm tra và tham khảo thêm thông tin này nếu đây là lần đầu tiên bạn đi bằng máy bay):
    o Chai, lọ chứa chất lỏng (VD: nước hoa, dầu gội, mỹ phẩm,… ) vượt quá 100ml.
    o Vật nhọn (VD: dao, kéo)
    o Vật dễ gây cháy nổ (VD: bật lửa)
    Lưu ý: Thực tế tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có thể khác với kinh nghiệm của BBT, bạn nên thận trọng tham khảo thêm ý kiến khác và dự phòng cho những rắc rối có thể xảy ra.

 

1.2 Chuẩn bị hành lý

Cách lựa chọn hành lý mang theo sang Anh của mỗi người là khác nhau. Vì vậy những lời khuyên dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể có lựa chọn phù hợp hơn với hoàn cảnh của mình.

Trước hết, bạn cần kiểm tra kỹ những giấy tờ quan trọng mang theo người bao gồm:

  • Hộ chiếu
  • Thị thực
  • Thư mời nhập học
  • Vé máy bay
  • Hợp đồng chỗ ở tại Anh (nếu có)

Tiếp đến, những đồ đạc cần mang theo có thể bao gồm quần áo, thực phẩm, đồ dùng học tập, các thiết bị điện tử cá nhân. Bạn không cần thiết phải mang với số lượng quá nhiều bởi vì gần như tất cả những thứ này đều có thể mua được tại Anh với giá cả hợp lý. Riêng về phần thực phẩm, bạn lưu ý những điều sau.

Gần như tất cả các loại thực phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt có thể mua được tại Anh nói chung và tại Southampton nói riêng (cửa hàng mang tênChinatown của người Việt trên phố Burgess Road). Vì vậy, bạn không nên lo lắng nhiều về việc mang thật nhiều đồ ăn dự trữ. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên mang theo lượng đồ ăn đủ dùng cho tuần đầu tiên đển Anh. Sau khi ổn định và nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Southampton, bạn có thể tự mua đầy đủ những loại đồ ăn, gia vị, dụng cụ làm bếp mà bạn muốn.

Bạn cần lưu ý rằng khi làm thủ tục nhập cảnh, bạn có khả năng được yêu cầu kiểm tra hành lý của mình. Điều này thuộc về quy nịnh an ninh và vệ sinh thực phẩm (ví dụ, thực phẩm từ thịt, trứng không được phép mang vào lãnh thổ nước Anh). Bạn có thể gặp rắc rối nếu mang theo những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chế biến từ thịt như ruốc bông, mắm tép, thịt bò khô, lạp xưởng
  • Sắn dây (có thể bị nghi ngờ vì có màu trắng giống ma túy)
  • Một số thực phẩm đặc trưng khác của Việt Nam

Vì vậy, bạn có thể tự quyết định mang hoặc không mang những loại thực phẩm nói trên. Trong trường hợp được yêu cầu kiểm duyệt, bạn nên tuân thủ theo yêu cầu của nhân viên kiểm tra, bỏ hết lại những thứ không được phép mang vào lãnh thổ nước Anh.

Bạn không cần mang theo những thứ sau:

  • Quá nhiều áo ấm và đồ ngắn như quần sooc hoặc váy
  • Giày đi tuyết loại dày và nặng
  • Quá nhiều dụng cụ học tập như bút, thước, giấy, …
  • Bàn là, máy sấy, …
  • Từ điển loại dày và nặng
  • Nồi cơm điện (Nồi cơm điện bán tại siêu thị Argos ở Anh chất lượng không tồi, nhưng nếu bạn là người kỹ tính trong nấu ăn thì có thể tự mang theo một chiếc cho vừa ý)
  • Quá nhiều gia vị hoặc thức ăn khô (L{ do: để lâu có thể sẽ bị hỏng, ngoài ra nhiều thứ có thể mua được tại Anh)

Bạn cần mang những thứ sau:

  • Giấy tờ quan trọng (Đã nói đến ở trên)
  • Ổ điện giúp chuyển từ 2 chấu sang 3 chấu
  • Dao, kéo loại tốt (Lý do: dao, kéo bán ở Anh thường không được sắc và bền, nếu có thì giá lại tương đối đắt; tuy nhiên không loại trì nhân viên an ninh sân bay sẽ yêu cầu kiểm tra hành lý của bạn kể cả khi đó là hành l{ k{ gửi. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là mang một hoặc hai con dao nhỏ loại tốt, để trong hành lý ký gửi, đủ để bạn sử dụng trong những ngày đầu ở nước Anh).

 

3 Thủ tục xuất nhập cảnh

Vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh thường gây lo lắng cho khá nhiều bạn đặc biệt là những bạn mới ra nước ngoài lần đầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc này hoàn toàn không quá phức tạp. Khi làm thủ tục tại sân bay Việt Nam, các bạn cần chú ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, hành l{ nên đúng cân nặng để tránh tháo dỡ nhiều lần. Nếu các bạn có quá cảnh qua một nước thứ ba thì cần nhanh chóng tìm cổng hàng không của chuyến tiếp theo trên bảng điện tử, đặc biệt đối với các chuyến bay có thời gian quá cảnh không nhiều. Khi có bất kz khó khăn nào trong việc tìm kiếm, nên chủ động hỏi ngay nhân viên sân bay. Khi đến nơi, các bạn nhanh chóng lấy hành lý và làm thủ tục nhập cảnh với bộ phận hải quan. Các bạn nên chú ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, thị thực, thư mời nhập học của trường. Khi lấy hành lý cần chú ý bảng điện tử xem hành lý mình ở khoang nào. Nếu hành lý có dấu hiệu bị thất lạc, cần hỏi ngay bộ phận Lost and Found tại sân bay để nhờ sự giúp đỡ. Sau khi lấy hành lý và hoàn tất các thủ tục, bạn ra khỏi sân bay, tìm đường về ga tàu hoặc ga xe khách để về Southampton. Nếu bạn đăng k{ Chương trình Meet and Greet của Đại học Southampton, bạn sẽ được đón sẵn ở cửa ra sân bay. Thông tin về chương trình này có thể tham khảo tại địa chỉ: http://www.southampton.ac.uk/international/welcome/meet_and_greet.shtml.

[endsection]

[section= LỰA CHỌN CHỖ Ở]

Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về các hình thức thuê chỗ ở dành cho sinh viên học tập tại Southampton, qua đó, giúp các bạn tìm được lựa chọn phù hợp với mình.

Đến học tại Southampton, bạn có hai lựa chọn chính về chỗ ở: thứ nhất là thuê phòng trong ký túc xá của trường (Halls of Residence), thứ hai là thuê nhà riêng (private rented houses).

1. Ký túc xá

Trường Southampton có nhiều ký túc xá nằm ở những khu vực khác nhau xung quanh trường. Đa số đều có vị trí thuận lợi, đều có đường xe buýt Unilink chạy qua, rất tiện cho việc đi lại. Thông tin chung về các khu ký túc, các loại hình phòng ở, các dịch vụ ở ký túc có thể tham khảo tại địa chỉ: http://www.southampton.ac.uk/accommodation/halls.

1.1 Các khu ký túc xá chính

Dưới đây là một vài so sánh giữa hai khu ký túc Glen Eyre Complex và Wessex Lane, là hai khu ký túc lớn nhất của Đại học Southampton. Những so sánh này xuất phát từ quan điểm của BBT, vì vậy không tránh khỏi những đánh giá chủ quan, bạn đọc có thể tham khảo các nguồn thông tin khác để có được đánh giá khách quan hơn.

Glen Eyre Complex: Đây là khu ký túc gần Highfield nhất về mặt địa l{, đi bằng buýt chỉ mất khoảng 3-5 phút, đi bộ mất hơn 10 phút. Tuy vậy, điểm bất tiện là chỉ có duy nhất một tuyến xe buýt U2 (bao gồm U2B và U2C) chạy qua Glen Eyre. Tần suất chạy là nửa tiếng một chuyến vào ngày thường, một tiếng một chuyến vào ngày nghỉ và ngày lễ. Ngoài ra vào những ngày nghỉ và ngày lễ, các chuyến buýt U2 không hoạt động sau khoảng 7-8 giờ tối. Điều này là một bất tiện nếu so với các khu ký túc khác có tuyến buýt U1 chạy qua, điển hình là Wessex Lane (xem dưới đây).
Phòng ở tại Glen Eyre nhìn chung tốt hơn ở các khu ký túc khác. Giá phòng một phần vì vậy mà cao hơn so với giá phòng cùng loại ở Wessex Lane hay Small Halls. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là tất cả các phòng ở Glen Eyre đều có tốt hơn hẳn. Vẫn có những loại phòng cũ và chất lượng không tốt bằng các khu ký túc khác.

Wessex Lane: Đây là khu ký túc có nhiều sinh viên Việt Nam ở nhất. Về vị trí địa lý, Wessex Lane cách trường 5-7 phút đi xe buýt bus. Ở đây có các tuyến U1 và U6 Unilink chạy qua. Các chuyến xe U1 (bao gồm U1A và U1C) hoạt động với tần suất 10 phút/chuyến từ Thứ Hai đến Thứ Sáu và 15 phút/chuyến vào Thứ Bảy và Chủ Nhật. Các chuyến xe U6 (bao gồm U6H và U6C) hoạt động với tần suất 20 phút/chuyến từ Thứ Hai đến Thứ Bảy và một tiếng/chuyến vào Chủ Nhật. Vì vậy, ở Wessex Lane rất thuận tiện việc đi lại giữa Highfield, sân bay, khu mua sắm Portswood hay trung tâm thành phố (city centre). Đây là ưu điểm vượt trội của Wessex Lane so với những khu ký túc khác.
Phòng ở tại Wessex Lane nhìn chung chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Tuy nhiên có một nhược điểm cần lưu ý nếu bạn định ở loại phòng Standard ở đây. Một căn hộ (flat) dành cho phòng Standard ở Montefiore (thuộc Wessex Lane) bao gồm 20 phòng Standard, dùng chung một nhà bếp, 4 bồn tắm đứng (shower rooms), 2 bồn tắm nằm (bathrooms) và 4 nhà vệ sinh. Điều này gặp chút bất tiện là khó giữ được nhà bếp sạch sẽ. Ngoài ra bạn sẽ sống với 19 người khác nữa trong một căn hộ, bạn sẽ khó để hòa hợp hơn với tất cả. Một căn hộ dành cho phòng Standard ở Brunei House (thuộc Glen Eyre Complex) chỉ gồm 7 phòng.
Một trong những ưu điểm của Wessex Lane, như đã nói ở trên, là có nhiều sinh viên Việt Nam sống tại đây. Vì vậy, sống tại Wessex bạn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng tại đây, bạn có nhiều cơ hội kết bạn, giao lưu, học hỏi.

1.2 Cách đăng ký ở ký túc

Mọi thông tin về việc đăng ký thuê phòng ký túc có thể tham khảo tại địa chỉ sau:
https://www.soton.ac.uk/accommodation/apply/index.html.

2. Nhà cho thuê

Thông tin về việc thuê nhà ở ngoài có thể tham khảo tại địa chỉ: https://www.soton.ac.uk/accommodation/privaterented/index.shtml.

2.1 Các hình thức cho thuê nhà

Có hai hình thức thuê nhà riêng, đó là làm việc trực tiếp với chủ nhà và làm việc với đại lý cho thuê. Hình thức thứ hai có một số ưu điểm so với hình thức thứ nhất. Chẳng hạn, khi thông qua đại lý cho thuê, bạn có nhiều lựa chọn về nhà (hoặc phòng) ở hơn; hoặc bạn yên tâm hơn về các thủ tục như giấy tờ, thanh toán các loại chi phí, … Tuy nhiên, khi làm việc trực tiếp với chủ nhà, ưu điểm là bạn có thể chủ động thương lượng về giá cả, đồ đạc và các điều khoản khác trong hợp đồng.

2.2 Các loại hình nhà cho thuê

Có các loại hình nhà cho thuê như sau:

  • Thuê cả ngôi nhà: đây là loại hình tương đối phổ biến. Nhiều người sống trong cùng một ngôi nhà nhưng cần có một người đứng ra chịu trách nhiệm liên quan đến việc thuê nhà như trả tiền thuê nhà, trả tiền điện, nước, internet, … Như vậy, với hình thức này, bạn cần tìm một nhóm người thuê cùng một ngôi nhà với mình.
  • Thuê phòng: loại hình này ít phổ biến hơn. Bạn thuê một phòng trong một ngôi nhà, dùng chung những tiện nghi chung như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh… trong ngôi nhà cũng những người khác. Bạn chịu trách nhiệm về tiền thuê phòng. Bạn thống nhất cách chia các chi phí khác với những người cùng nhà với bạn.
  • Thuê căn hộ: tương tự như hình thức thuê cả ngôi nhà, nhưng căn hộ với quy mô nhỏ hơn (chỉ có một đến hai phòng ngủ) thường dành cho gia đình hoặc nhóm ít người cùng thuê.

2.3 Chi phí thuê nhà

Giá thuê phòng (chưa bao gồm điện, nước và các chi phí khác) như sau:

  • Phòng đơn (single bedroom): £200-280/tháng.
  • Phòng đôi (double bedroom): £270-300/tháng.
  • Phòng có nhà tắm riêng (ensuite bedroom): £350-450/tháng.
  • Studio flat1 : £400-500/tháng.
  • Căn hộ một phòng ngủ: £450-600/tháng.
  • Căn hộ hai phòng ngủ: £550-700/tháng.

Giá phòng ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá nhà/phòng mỗi năm thay đổi theo thị trường, thường tăng và ít khi giảm. Mức tăng khoảng £30-50/tháng.

Chi phí dùng điện, nước, ga trung bình khoảng £50/tháng, mùa đông có thể cao hơn, mùa hè có thể thấp hơn.

Chi phí Internet tùy thuộc vào gói dịch vụ Internet mà bạn đăng ký và số người cùng dùng chung với bạn.

Chi phí hoa hồng tùy thuộc vào chính sách của bên đại lý cho thuê nhà.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý khi thuê nhà riêng của tư nhân, bạn không được miễn phí sử dụng xe buýt Unilink. Thông tin về chi phí này có thể tham khảo tại địa chỉ: http://www.unilinkbus.co.uk/fares.php.

2.4 Một số điều cần lưu ý khi thuê nhà

Khi chọn thuê nhà riêng, bạn nên lưu ý những điểm như sau:

  • Luôn luôn đến xem nhà thật kĩ trước khi chọn thuê, không nên chỉ xem qua ảnh.
  • Luôn luôn đọc tất cả các giấy tờ thật kĩ trước khi đặt bút kí tên vào bất kì văn bản nào ví dụ như hợp đồng thuê nhà.Tuy người đưa văn bản cho bạn có thể ngồi chờ bạn kí tên, nhưng đừng vì thế mà kí tên vội vã, bạn có thể nói họ chờ thêm một ít thời gian để bạn có thể đọc văn bản tường tận, hoặc cũng có thể mượn họ văn bản về nhà đọc và hẹn ngày khác đến nộp văn bản khi đã đọc và kí tên xong.
  • Tìm hiểu rõ về deposit scheme (tức là về các điều khoản và cách thức trả và nhận lại tiền đặt cọc).
  • Kiểm tra cẩn thận danh mục các đồ đạc và tình trạng sử dụng, nếu cần nên xác nhận với chủ nhà hoặc đại lý cho thuê nếu có thắc mắc.
  • Chụp lại số điện, nước.
  • Giữ bản sao tất cả các loại giấy tờ.
  • Kiểm tra xem kính cửa sổ có phải loại hai lớp hay không (loại này ấm hơn kính loại một lớp).
  • Kiểm tra xem hệ thống sưởi trong nhà là sưởi ga hay điện. Sưởi ga dễ chịu và đỡ tốn kém hơn sưởi điện.
  • Kiểm tra xem giá cho thuê đã hay chưa bao gồm các chi phí khác (included or excluded).

[endsection]

[section= ĂN UỐNG]

Trong mục này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những địa chỉ mua thực phẩm ở Southampton. Tuy nhiên, khó có thể đưa ra được tất cả địa chỉ, vì vậy, bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông qua các nguồn khác. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số địa chỉ chính, dựa trên kinh nghiệm của BBT.

Ở Southampton có ba khu vực bán thực phẩm chính, nằm ở các địa điểm khác nhau, bán các loại đồ ăn khác nhau để các bạn lựa chọn. Chúng tôi xin được đề cập cụ thể dưới đây.

1 Trung tâm thành phố

Từ Highfield đến trung tâm thành phố (city centre) mất khoảng 20 phút và bạn có thể ngồi lên các tuyến xe buýt như U1C, U2C hay U6C. Ở đây bạn có thể tìm đến các siêu thị như Asda, Tesco, Aldi, … trong đó Asda có cửa hàng lớn nhất tại trung tâm, so với các siêu thị khác. Các mặt hàng bày bán tại Asda cũng rất phong phú, từ các loại thực phẩm tươi sống đến các vật dụng gia đình. Giá cả ở các siêu thị Asda cũng thuộc loại thấp hơn các siêu thị khác ở Anh, như Waitrose hay Morrison chẳng hạn. Ngoài ra ngay trước cửa Asda và gần đấy là Civic Centre có điểm dừng của các tuyến xe buýt Unlink. Vì vậy, Asda là một trong số những lựa chọn hàng đầu cho việc mua thực phẩm của sinh viên tại Southampton.

Bên cạnh Asda và các siêu thị lớn khác, trung tâm thành phố còn có một số siêu thị nhỏ. Ví dụ, ở địa chỉ 85 St Mary Street, Southampton, SO14 1LW có cửa hàng Chinatown bán các loại thực phẩm đặc trưng của người phương Đông. Bạn có thể tìm mua tương đối đầy đủ nhiều loại thức ăn của người Việt như gạo, nước mắm, đậu phụ…

Thêm một lựa chọn nữa cho bạn khi tìm mua thực phẩm tại trung tâm thành phố, đó là khu vực bày bán các loại hải sản tươi sống, mở cửa từ 6 đến 7 giờ 30 tối thứ hai hàng tuần. Vì không định vị được địa chỉ cụ thể của khu vực này, bạn nên nhờ một người dẫn đường trong lần đầu tiên đến đây.

Ngoài ra bạn có thể tìm mua các loại thịt tươi sống ở một số cửa hàng bán thịt (butcher) ở trung tâm thành phố, ví dụ như cửa hàng sau: http://www.southamptonbutchers.co.uk.

2 Khu vực Portswood

Portswood là một khu mua sắm nhỏ nằm giữa Highfield và trung tâm thành phố, cách Highfield chừng 10 phút đi xe buýt. Ở đây có điểm dừng xe buýt của các tuyến Unilink U1 và U6.

Ở Portswood có nhiều siêu thị được kể tên dưới đây:

  • Sainsbury: Siêu thị này vừa mới được khai trương, có diện tích rộng, bày bán phong phú các loại thức ăn và đồ dùng gia đình. Giá cả nhỉnh hơn so với Asda.
  • Waitrose: Đây là một trong những siêu thị cao cấp ở Anh, bày bán nhiều loại thực phẩm có chất lượng và giá cả cũng vì thế mà cao hơn so với những siêu thị khác.
  • Iceland: Siêu thị này chuyên bán các loại thực phẩm đông lạnh, giá cả tương đối rẻ.
  • Co-operative: Đây là một trong những siêu thị tiện lợi ở Anh với nhiều cửa hàng ở khắp nước Anh. Thực phẩm bán tại Co-operative không được phong phú và giá cả cũng không thuộc loại rẻ.

Ngoài các siêu thị kể trên, ở Portswood còn có các địa điểm mua thức ăn như sau:

  • Các tiệm bán rau củ, ví dụ như International Food.
  • Các cửa hàng bán thịt tươi sống
  • Farm Food, chuyên bán thức ăn đông lạnh.

3 Khu vực Highfield

Một số các địa chỉ mua thức ăn xung quanh khu vực Highfield bao gồm:

  • Chợ tạm nằm ngay trước cửa SUSU Shop hay Stag’ Head, bán các loại rau, củ, quả, trứng, các loại hải sản, … mở cửa từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều vào thứ hai hàng tuần.
  • SUSU Shop là cửa hàng tạp hóa thuộc quản lý của Hội sinh viên đại học Southampton, bán đủ loại mặt hàng, trong đó có các loại thức ăn như mz gói, gạo, bún, phở khô, …
  • Chinatown là một siêu thị nhỏ chuyên bán các loại thực phẩm của người phương Đông. Chủ quán là anh Nhựt, một người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Sinh viên Việt Nam thường xuyên đến đây để mua các loại thực phẩm truyền thống.
  • Các siêu thị nhỏ khác như Sainsbury, Co-operative hay Tesco nằm trên đường Burgess Road. Tất cả đều là những cửa hàng tiện lợi (convenient stores), diện tích nhỏ, giờ mở cửa đến tối muộn, mặt hàng không nhiều nhưng có bán một số thực phẩm cơ bản như trứng, sữa, bánh mz, rau hoặc một số loại thịt tươi sống.

[endsection]

[section= ĐI LẠI]

Vấn đề đi lại của du học sinh Anh có thể chia làm 2 phần: đi lại trong thành phố Southampton, đi lại trong Vương quốc Anh.

1 Đi lại trong Southampton

Southampton là một thành phố nhỏ, có thể kể ra một số các địa điểm chính tại đây bao gồm:

  • Các khuôn viên của Đại học Southampton tại thành phố Southampton bao gồm Highfield và Avenue;
  • Các khu ký túc của Đại học Southampton như Wessex Lane, Glen Eyre Complex, Small Halls, …
  • Các đầu mối giao thông của thành phố như ga tàu trung tâm (centre station), sân bay và ga tàu tại sân bay, ga xe khách, cảng biển (dock gate), bến phà (town quay), …
  • Các khu vực mua sắm như West Quay, Marland ở trung tâm thành phố, khu Portswood, …
  • Các khu vực công cộng khác như Southampton Common, Riverside Park, …

1.1 Xe buýt

Các địa điểm trên cách nhau không quá xa, hầu hết có thể di chuyển qua lại bằng xe buýt (bạn cũng có thể đi xe đạp hoặc đi bộ). Có nhiều hãng xe buýt trong thành phố trong đó phổ biến nhất với sinh viên là Unilink (http://www.unilinkbus.co.uk), ngoài ra còn có Bluestar (http://www.bluestarbus.co.uk). Bạn có thể tham khảo bản đồ các tuyến xe Unilink tại đây: http://www.unilinkbus.co.uk/network-map.shtml. Nếu sử dụng iPhone, bạn có thể tải về ứng dụng SotonBus và iSoton, giúp truy cập thời gian thực của các chuyến xe buýt Unilink, thời khóa biểu, bản đồ và nhiều thông tin hữu ích khác.

Đối với tất cả các tuyến xe buýt, bạn đều phải mua vé. Tuy nhiên, Unilink miễn phí vé xe buýt cho sinh viên ở ký túc xá thuộc Đại học Southampton. Ngoài ra, còn có một tuyến Free Bus miễn phí cho tất cả mọi người, chạy qua một số địa điểm như bến phà hay ga tàu trung tâm, tham khảo tại đây: http://www.redfunnel.co.uk/travel-connections/busconnections/citylink.

1.2 Ta-xi

Một số hãng ta-xi ở Southampton như sau:

  • Westquay, số điện thoại 02380 999999
  • Radio, số điện thoại 02380 666666
  • Aero, số điện thoại 02380 010203
  • ATS, số điện thoại 02380 222222

 

2 Đi lại trong Vương quốc Anh

Có hai hình thức di chuyển chính tại Vương quốc Anh, đó là đi tàu (train) và đi xe khách (coach). Hình thức đi máy bay không được đề cập ở đây vì giá cao hơn hẳn và ít được các bạn sinh viên sử dụng.

2.1 Tàu

So với đi xe khách, đi tàu nhanh hơn, tiện hơn và thoải mái hơn, nhất là đối với các chuyến đi xa. Tất nhiên, vé tàu thường vì thế mà đắt hơn vé xe khách. Hai nhà ga chính ở Southampton là ga trung tâm (Southampton Central Station) và ga tại sân bay (Southampton Airport Parkway). Cả hai đều có điểm dừng của tuyến xe buýt Unilink U1.

Có ba hình thức mua vé tàu chính, một là mua tại các quầy bán vé ở các nhà ga, hai là mua tại các máy bán vé tự động ở các nhà ga, ba là mua vé trực tuyến.

  • Mua tại quầy có ưu điểm là có thể được giảm giá khi mua vé theo nhóm hoặc một số ưu đãi khác, tuy nhiên nhược điểm là vé mua tại quầy thường là giá vé tiêu chuẩn, đắt hơn vé mua trước qua hình thức trực tuyến.
  • Mua vé tại các máy bán vé tự động có ưu điểm là tránh việc phải xếp hàng mua vé tại quầy, tuy nhiên hình thức này không có nhiều ưu đãi, ví dụ giảm giá khi mua theo nhóm.
  • Mua trực tuyến có ưu điểm là có thể tìm mua được vé giá rẻ, tuy nhiên, vé mua trực tuyến không được giảm khi mua theo nhóm, hoặc không được hưởng các ưu đãi khác.

Bạn có thể mua vé trực tuyến ở các trang mạng chính thức của các hãng đường sắt như Eastcoast, Southernrailway, Crosscountry, Megatrain…

Sau đây là những lời khuyên dành cho những bạn thường xuyên đi tàu:

  • Mua thẻ giảm giá đi tàu (gọi là railcard) dành cho người có độ tuổi từ 16 đến 25 và dành cho sinh viên theo học chương trình toàn thời gian (full-time students) tại Anh. Khi mua thẻ giảm giá này bạn được giảm 1/3 giá vé đi tất cả các chuyến tàu. Thông tin về giá mua railcard, cách thức đăng ký có thể tham khảo tại địa chỉ http://www.railcard.co.uk.
  • Mua vé theo nhóm 3 hoặc 4 người (gọi là groupsave 3 hoặc groupsave 4), bạn được giảm 1/3 (đối với nhóm 3 người) hoặc 1/2 (đối với nhóm 4 người) giá vé. Chú ý, vé tàu mua theo nhóm chỉ bán tại quầy, không bán qua mạng.
  • Thông thường giá vé đặt trước qua mạng thấp hơn giá vé tiêu chuẩn, tức là lúc mua trực tiếp tại quầy. Vì vậy, bạn nên mua vé tàu càng sớm càng tốt nếu đã chắc chắc về kế hoạch đi lại của mình.
  • Thông tin về các chương trình khuyến mãi khác khi đi tàu có thể tham khảo tại địa chỉ:
    http://www.nationalrail.co.uk/times_fares/promotions/.

2.2 Xe khách

Thay vì đi tàu, bạn có thể di chuyển giữa các địa điểm ở nước Anh bằng xe khách. Thông thường, đi xe khách mất nhiều thời gian và bất tiện hơn đi tàu. Tuy nhiên, việc di chuyển giữa sân bay Heathrow và Southampton bằng xe khách chỉ mất một tiếng rưỡi đến hai tiếng, trong khi nếu đi tàu, bạn phải chuyển tàu ở một ga trung gian và thậm chí là mất nhiều thời gian hơn. Về giá cả, nhìn chung giá vé xe khách thấp hơn giá vé tàu. Tuy nhiên, cũng giống như đi tàu, đặt vé càng sớm thì vé càng rẻ và đặt vé càng muộn thì giá vé càng đắt.

Từ Southampton đến các địa điểm khác, có các dịch vụ xe khách như sau:

  • National Express: đây là hãng xe khách lớn nhất nước Anh, có điểm đón khách ngay tại Highfield Interchange. Tham khảo thêm tại: http://www.nationalexpress.com/home.aspx.
  • Megabus: đây là hãng xe khách nhỏ hơn, chỉ đi từ Southampton đến một số các thành phố khác ở Anh. Điểm đón khách tại ga tàu Southampton Airport Parkway. Tham khảo thêm tại: http://uk.megabus.com.
  • Greyhound: tương tự như Megabus, đây là hãng xe khách nhỏ, chỉ di chuyển giữa Southampton và một số ít các địa điểm khác. Điểm đón khách tại ngã ba giao giữa Burgess Road và University Road. Tham khảo thêm tại: http://www.greyhounduk.com.

[endsection]

[section= CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA ĐH SOUTHAMPTON]

Đại học Southampton cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về các dịch vụ dành cho sinh viên website chính thức của trường http://www.southampton.ac.uk. Tất cả mọi thông tin về học tập, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh viên của trường đều có thể tìm thấy ở đây. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng một số dịch vụ phổ biến ở trường:

[endsection]

[section= MUA SẮM]

Những ngày đầu đến Southampton, bạn có thể tìm mua những đồ gia dụng thiết yếu ở các siêu thị, cửa hàng như IKEA, John Lewis, Argos, Asda, Poundland, TKMaxx, Matalan hay các cửa hàng từ thiện như Oxfam, Cancer Research UK, British Heart Foundation, … Địa điểm, danh sách các mặt hàng, giá cả và những thông tin khác có thể tham khảo ở các trang web chính hãng của những nhà phân phối ở trên.

Các sản phẩm công nghệ có thể mua ở cửa hàng của PC World hay Currys.

Các loại quần áo và sản phẩm thời gian khác có thể mua ở rất nhiều cửa hàng trong khu mua sắm Westquay và nhiều địa điểm khác ở trung tâm thành phố Southampton.

[endsection]

[section= MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG]

1 Lựa chọn ngân hàng

Một số du học sinh khi sang Anh vẫn sử dụng thẻ tín dụng (debit/credit card) phát hành bởi các ngân hàng tại Việt Nam (nhưng vẫn có khả năng giao dịch quốc tế). Phương án này có ưu điểm là việc chuyển tiền vào tài khoản rất đơn giản, tuy nhiên nhược điểm là bạn không sử dụng được các dịch vụ khác từ phía ngân hàng, ví dụ như:

  • Bản gốc sao kê tài khoản (cần cho việc nộp hồ sơ thị thực nếu bạn muốn đi đến các quốc gia ngoài nước Anh, nộp hồ sơ xin việc hoặc các loại hồ sơ khác)
  • Mua các gói bảo hiểm du lịch kèm theo
  • Chuyển tiền đến các tài khoản khác ở các ngân hàng khác nhau tại Anh.

Vì vậy, bạn nên mở một tài khoản tại một ngân hàng có trụ sở tại Anh. Có thể kể tên một số các ngân hàng đó là Lloyds TSB, Barclays, Natwest, HSBC… Những ngân hang này đều có chi nhánh tại ngay tại Highfield Campus, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu bạn có tài khoản tại một trong số những ngân hàng này.

Một trong số những việc đầu tiên khi đặt chân đến Southampton là mở tài khoản ngân hàng, vừa để cất tiền mặt mang theo người, vừa để thuận tiện thanh toán bằng thẻ (việc thanh toán bằng £50 tiền mặt ở Anh không được coi là thoải mái lắm vì loại tiền ít được sử dụng trong những giao dịch bình thường, vì thế khi nhận một tờ £50 tiền giấy, người bán hàng thường soi kỹ xem có phải tiền giả hay không).

2 Thủ tục mở tài khoản

Để bạn hình dung được các thủ tục liên quan đến việc mở tài khoản, chúng tôi giới thiệu các bước cơ bản sau đây:

  • Đặt cuộc hẹn: Đến một chi nhánh ngân hàng, bạn sẽ được hướng dẫn mang theo một số giấy tờ như hộ chiếu, giấy giới thiệu của trường, hợp đồng nhà ở. Nếu bạn còn thiếu cái gì thì chuẩn bị cái đó để mang đến cuộc hẹn.
  • Giấy giới thiệu của trường: Bạn đến gặp bộ phận lễ tân của khoa mà bạn theo học (VD: School of Management, School of Maths…) để xin và được hướng dẫn điền vào đơn có sẵn, chờ khoảng vài ngày đến một tuần sau, bạn đến lấy giấy giới thiệu.
  • Tại ngân hàng: Sau khi có đủ giấy tờ cần thiết, bạn mang đến cuộc hẹn, khi đó bạn sẽ được hướng dẫn điền vào các mẫu đơn. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được hướng dẫn là sau một đến hai tuần, thẻ tín dụng sẽ được gửi về địa chỉ của bạn. Một số ngân hàng sẽ gửi mã PIN trong một phong bì riêng.
  • Sau khi nhận thẻ: Một khi nhận được thẻ và mã pin tức là bạn đã hoàn thành việc mở tài khoản mà đã có thể bắt đầu bỏ tiền vào tài khoản và thực hiện các giao dịch khác bằng thẻ.

Một số lưu ý:

  • Nên chọn loại thẻ tín dụng dành cho sinh viên (đại đa số các trường hợp bạn sẽ được khuyên như vậy) vì thường loại thẻ này có nhiều ưu đãi cho sinh viên.
  • Nên chọn debit thay vì credit card (điều này gần như là tất nhiên).
  • Nên lưu ý về các gói bổ sung khi mở tài khoản. Thông thường, việc mở tài khoản ngân hàng dành cho sinh viên là miễn phí. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mở loại tài khoản cao cấp hơn trong đó yêu cầu bạn trả một khoản phí (thường là hàng tháng). Đổi lại bạn có thêm quyền lợi như tích hợp bảo hiểm du lịch vào tài khoản ngân hàng (cần để bạn nộp hồ sơ thị thực du lịch chẳng hạn) hay nâng mức thấu chi (overdraft) tài khoản. Ví dụ, bạn mở tài khoản Classic tại ngân hàng Lloyds TSB, miễn phí nhưng không kèm gói bảo hiểm du lịch, hay nếu bạn tiêu quá số tiền có trong tài khoản, bạn sẽ phải đóng một khoản phí £15 cộng thêm £6 cho mỗi ngày số tiền trong tài khoản vẫn còn là số âm. Nhưng nếu bạn mở tài khoản tại ngân hàng HSBC hay Natwest, bạn phải trả £6/tháng, nhưng đổi lại bạn được nâng mức thấu chi tài khoản (tức là có thể dùng quá bao nhiêu tiền đấy trong tài khoản – £500 chẳng hạn) hoặc bạn được kèm theo gói bảo hiểm du lịch đảm bảo bởi ngân hàng.
  • Thời điểm đầu năm có rất nhiều sinh viên mới tới các chi nhánh ngân hàng tại Highfield để mở tài khoản. Bạn có thể tìm đến các chi nhánh ngân hàng khác tại Southampton để thủ tục mở tài khoản được nhanh chóng và tiện lợi hơn. Theo kinh nghiệm của BBT, chi nhánh ngân hàng Lloyds TSB tại phố Above Bar làm thủ tục rất nhanh chóng.

Chi tiết về việc mở tài khoản, bạn xem thêm ở trang web chính hãng của các ngân hàng hoặc tham khảo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.

[endsection]

[section= HÒA MẠNG ĐIỆN THOẠI]

1 Giới thiệu chung Sau khi đặt chân xuống sân bay, có lẽ việc đầu tiên bạn sẽ làm là gọi điện về thông báo cho gia đình bằng dịch vụ hòa mạng quốc tế của các nhà mạng ở Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí hòa mạng quốc tế là rất đắt. Việc tiếp theo mà chúng tôi khuyên bạn là mua một sim điện thoại trả trước ngay tại sân bay (nếu có). Các hãng viễn thông như Lycamobile hay Lebara cung cấp gói cước gọi quốc tế rất rẻ, ví dụ gọi về Việt Nam chỉ mất vài pence một phút. Như vậy, một cái sim trả trước có giá £10 sẽ giúp bạn gọi được khoảng vài tiếng đồng hồ về Việt Nam trong những ngày đầu tiên tại Anh. Bạn có thể ghé qua các cửa hàng tạp hóa nhỏ, hoặc hỏi hướng dẫn viên tại sân bay, sẽ không khó để tìm mua được một cái sim như vậy. May mắn là năm học 2011/2012, đại học Southampton phát miễn phí một chiếc sim Lyca cho các sinh viên tham gia chương trình Meet and Greet. Điều này là rất tiện lợi và đáp ứng một trong những nhu cầu cấp thiết nhất của bạn lúc vừa xuống sân bay, hi vọng sẽ còn được duy trì trong những năm tiếp theo. Sau khi ổn định chỗ ở, bạn nên nghĩ đến việc chọn lựa một nhà mạng điện thoại để sử dụng lâu dài tại Anh. Cũng giống như ở Việt Nam, có hai phương án để bạn lựa chọn, trả trước (Pay as you go hoặc Pay and go) và trả sau (ký hợp đồng dài hạn, 12, 18 hoặc 24 tháng). Một số thông tin về gói cước hòa mạng điện thoại:  Trả trước: Thông thường các gói điện thoại trả trước có cước gọi điện hoặc nhắn tin là khá đắt (VD: gọi điện hết vài chục pence một phút, nhắn tin hết 10 – 15 pence/phút). Tuy nhiên một số nhà mạng cung cấp một số hình thức khuyến mại dành cho các gói trả trước (VD: mạng Three cho phép gọi nội mạng hoặc nhắn tin miễn phí , mạng O2 tặng 50/100/200 phút gọi quốc tế nếu bạn nạp tương ứng £10/20/30 vào tài khoản). Như vậy, một số gói trả trước phù hợp với nhu cầu sử dụng của các bạn sinh viên hơn là các gói trả sau, đó là l{ do họ chọn hình thức trả trước.  Trả sau: Loại này được chia làm hai loại như sau:

o Ký hợp đồng dài hạn, bạn có một chiếc điện thoại mới và các dịch vụ điện thoại, nhắn tin hay internet. o Ký hợp đồng dài hạn, bạn được hưởng các dịch vụ điện thoại/nhắn tin hay internet. Ưu điểm của các gói trả sau là bạn được cung cấp một số lượng phút gọi, tin nhắn hay dung lượng tải về từ Internet cố định nên miễn là bạn không vượt quá mức cho phép đó, bạn sẽ sử dụng thoải mái, ngược lại bạn sẽ trả thêm nếu bạn vượt quá mức cho phép. Ở Anh có rất nhiều nhà mạng điện thoại bao gồm O2, Vodafone, Three, Orange, T-mobile, … Đó là những nhà mạng lớn và có cửa hàng bán lẻ ở khắp các thành phố, thị trấn ở Anh. Ngoài ra còn những nhà mạng nhỏ lẻ khác chuyên cung cấp các gói cước ưu đãi gọi quốc tế như Lebara hay Lycamobile như đã nhắc đến ở trên. Sim điện thoại được bán ở các chi nhánh viễn thông (đối với các hãng viễn thông chính thống) hoặc có thể tìm mua ở các siêu thị lớn nhỏ (đối với các hãng viễn thông khác). Với gói cước hòa mạng trả trước, bạn có thể nạp tiền tại các máy rút tiền hoặc nạp tiền trực tuyến bằng cách làm theo hướng dẫn trên website chính thức của các nhà mạng. Với gói cước hòa mạng trả sau, bạn làm việc với nhân viên của các chi nhánh mạng viễn thông. Thông thường, bạn cần có hợp đồng nhà ở và tài khoản ngân hàng để đăng k{ loại hình hòa mạng này. Chi tiết về các gói cước điện thoại, bạn tham khảo các trang web chính thức của các nhà mạng, như vậy tùy vào nhu cầu sử dụng để bạn có thể chọn được gói cước phù hợp với mình. 8.2 Gọi về Việt Nam Dưới đây là một số phương thức gọi điện về Việt Nam mà các bạn du học sinh thường sử dụng:  Sử dụng gói cước đặc biệt của một số nhà mạng như O2, Lebara, Lycamobile, …  Sử dụng dịch vụ trung gian như SMS Discount, Rebtel, …Cách thức chung của những dịch vụ này là yêu cầu bạn gọi vào một số điện thoại trung gian (vì số này đăng k{ tại Anh nên thông thường bạn được miễn phí gọi đến số này nếu thuê bao của bạn thuộc dạng trả sau, xem chi tiết điều khoản hợp đồng), sau đấy bạn bấm số để gọi về Việt Nam. Cước gọi qua những dịch vụ kiểu này thường vào khoảng 5 pence mỗi phút.  Sử dụng một số dịch vụ VOIP như Skype, Yahoo, … Chi tiết về hướng dẫn sử dụng, cước phí của những phương thức nói trên có thể tham khảo tại các trang web chính thức của nhà cung cấp dịch vụ.

[endsection]

[section= CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở SOUTHAMPTON]

VNSOTON là tên viết tắt của cộng đồng người Việt Nam ở Southampton mà đa phần trong số đó là sinh viên, nghiên cứu sinh hoặc giảng viên tại Đại học Southampton. Cũng như ở nhiều thành phố khác ở Vương quốc Anh, Hội được thành lập với mục đích tập hợp những người Việt Nam ở cùng một địa bàn để có thể cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm sống, học tập và làm việc, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và nhiều hoạt động bổ ích khác. Bạn có thể tham khảo thông tin về VNSOTON ở các địa chỉ dưới đây, qua đó sẽ hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống với và những người bạn mới ở Southampton.

Đảng viên học tập, sinh sống tại Southampton và các khu vực lân cận sinh hoạt tại Tổ Đảng Southampton sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Luân-đôn tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu về tổ. Quần chúng sinh viên có nguyện vọng trở thành Đảng viên có thể liên hệ với Tổ Đảng thông qua VNSOTON để tham gia sinh hoạt và được bồi dưỡng phấn đấu.

[endsection]

[section= MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP]

Hỏi: Trước khi sang Anh có cần mở khóa mạng (unlock) điện thoại đang dùng ở Việt Nam không?
Đáp: Tùy thuộc vào điện thoại của bạn là phiên bản có khóa mạng hay không. Nếu có, bạn cần mở khóa nếu muốn sử dụng ở nước ngoài. Nếu không, tất nhiên bạn có thể dùng ở bất cứ đâu.

Hỏi: Sang Anh trễ hơn ngày nhập học một tuần thì có vấn đề gì hay không?
Đáp: Tuần học đầu tiên tại trường có nội dung giới thiệu tổng quan về những vấn đề liên quan đến khóa học của bạn, ví dụ như các quy định về làm bài, chấm điểm, v.v. Nếu bạn nhỡ mất tuần học này, bạn sẽ gặp ít hay nhiều bỡ ngỡ trong việc làm quen với môi trường mới, đặc biệt nếu như bạn chưa từng học ở Anh. Tất nhiên, đừng quá lo lắng, lời khuyên của chúng tôi là bạn nên liên hệ với trường để nhận được sự giúp đỡ (nếu có).

Hỏi: Dùng Internet trong ký túc như thế nào, kết nối không dây hay có dây?
Đáp: Mỗi phòng ký túc được trang bị một đường dây để nối mạng Internet. Ngoài ra, để sử dụng Internet không dây, bạn có thể lắp đặt thêm một thiết bị phát tín hiệu wifi (còn gọi là modem) hoặc sử dụng máy tính cá nhân để phát sóng wifi.

Hỏi: Phòng ký túc có được cung cấp chăn, gối không? Nếu không có, nên mua ở ngoài hay mang từ Việt Nam.
Đáp: Phòng ký túc không có sẵn chăn, gối, ga trải giường. Bạn có thể hỏi mua ở quầy lễ tân của ký túc với giá cả tương đối hợp lý mặc dù chăn không được dày cho lắm nên có thể không phù hợp với những bạn không quen với thời tiết lạnh. Bạn có thể mua ở các siêu thị như ASDA, IKEA với nhiều chủng loại khác nhau. Khi mua chăn bạn cần lưu ý đến độ dày và kích thước. Độ dày được đo bằng đơn bị tog, tog càng cao thì chăn càng dày và ấm. Ví dụ, chăn 3 tog là loại mỏng, 10 tog là loại dày. Tuy nhiên, dày hay mỏng bao như thế nào còn phụ thuộc vào chất lượng chăn. Ví dụ, chăn 10 tog loại chất lượng trung bình chưa hẳn đã ấm hơn chăn 8 tog chất lượng tốt. Kích thước của chăn được chia làm 3 loại, đơn (single), đôi (double) và vua (king). Bạn nên lưu ý khi mua để chọn loại chăn phù hợp với giường ngủ của mình.

Hỏi: Làm thế nào để đi từ sân bay về Southampton?
Đáp: Chúng tôi khuyên bạn: Nếu đến sân bay London Heathrow, nên đi xe khách về Southampton Highfield Interchange (nếu bạn ở khu vực xung quanh trường) hoặc về Southampton Central (nếu bạn ở khu vực trung tâm thành phố). Vé có thể đặt trước tại địa chỉ: http://www.nationalexpress.com. Lý do: không có tuyến tàu đi trực tiếp từ London Heathrow về Southampton. Nếu đến sân bay London Gatwick, nên đi tàu về Southampton Central. Vé có thể đặt trước tại website của một số hãng tàu, ví dụ như: http://www.southernrailway.com. Lý do: nhanh và rẻ hơn đi xe khách, tuy nhiên không thật tiện nếu bạn có quá nhiều hành lý khi lên và xuống tàu.

[endsection]

[section= CÁC TRANG WEB HỮU ÍCH]

Blog: http://vnsoton.weebly.com/blog/nha-minh-o-southampton

[endsection]

THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN

Hội sinh viên Việt Nam tại Southampton (VNSOTON)

Trang web: http://vnsoton.weebly.com
Email: vietsocsoton@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/groups/vnsoton

Tô Hồng Sơn – Email: hongson1706@gmail.com

Trở về Bản đồ