Leeds, Anh Quốc
[ezcol_1third]
[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]
GIỚI THIỆU
Leeds là thành phố lớn của West Yorkshire, Anh. Thành phố nằm bên Sông Aire và là trung tâm lõi của Vùng đô thị Leeds. Theo thống kê dân số của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 2001, Nội thành Leeds có 443.247 dân trong khi Vùng đô thị Leeds có 787.700 dân, là thành phố lớn thứ 30 trong Liên minh châu Âu. Leeds là trung tâm văn hóa, tài chính và thương mại của khu vực đô thị West Yorkshire, với dân số năm 2001 là 1,5 triệu người và khu vực thành phố Leeds, một khu vực kinh tế với Leeds là lõi, có dân số 2,9 triệu dân. Leeds là trung tâm lớn thứ nhì về kinh doanh, dịch vụ tài chính tại Vương quốc Anh sau thủ đô Londonvà thị trường văn phòng tốt nhất châu Âu về giá trị.[16] Leeds toạ lạc giữa một vùng nông nghiệp nằm về phía Bắc và phía Đông và vùng công nghiệp chế tạo ở phía Nam và phía Tây của thành phố. Thành phố Leeds là trung tâm công nghiệp và thương mại của khu vực này. Nhờ có hệ thống đường sắt, đường bộ và các hệ thống kênh đào hoàn hảo đã khiến cho thành phố là một điểm phân phối quan trọng. Thành phố Leeds cũng là một trung tâm sản xuất và bán sỹ hàng quần áo lớn. Các sản phẩm chế tạo của Leeds gồm có: thiết bị điện tử, các sản phẩm giấy, các mặt hàng kim loại. Thành phố có một nhà hát, gallery nghệ thuật thành phố (1888) và bảo tàng thành phố (1820). Các địa điểm lịch sử có: Tudor-Stuart Temple Newsom House, ngày nay là một viện bảo tàng, phế tích của Kirkstall Abbey thế kỷ 12. Leeds có các đại học: Đại học Leeds (1904), Đại học Leeds Metropolitan (1992, trước đây là một trường cao đẳng bách khoa), và một trường trung học (grammar school) (1552).
Trong thời kỳ Trung Cổ, Leeds là một phố thị nông nghiệp. Thành phố nhận hiến chương đầu tiên năm 1207. Trong thế kỷ 14, ngành sản xuất len lông cừu đã được du nhập vào đây bởi những người nhập cư Fleming. Sự phát triển công nghiệp của thành phố đã được tăng tốc nhờ sự khai thông Kênh đào Leeds và Liverpool năm 1816 và tiếp sau đó là tuyến đường sắt đầu tiên nối đến đây vào năm 1848.
Nguồn: https://sites.google.com/site/leedssociety/home/leeds-city
[/ezcol_2third_end]
[section= CÁCH THỨC LIÊN LẠC]
- Để liên lạc trong UK, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn trong trang “hội những người sắp đi UK”http://www.facebook.com/groups/duhocuk/doc/460238570671680/
- Để liên lạc về Việt Nam, có một số lựa chọn sau:
a. Skype
b. Viber
c. Dùng SIM Lebara: gọi trực tiếp từ số Lebara đến 1 số di động ở Việt Nam có cước phí 10p/phút
d. Gọi bằng dịch vụ của 81223 – 81223 là dịch vụ của bên thứ 3 hợp tác với 1 nhà mạng hiện tại (O2, Three, Orrange, Vodaphone…) để cung cấp dịch vụ gọi quốc tế giá rẻ.Cước phí để gọi về Việt nam là 2.5p/phút. Cách thực hiện:
o Giả định bạn đang dùng điện thoại top up và tài khoản bạn có £10
o Nhắn tin có nội dung “top up now on” đến số 81223. Tin nhắn này mất 10p (bạncòn £9.90). Ngay lập tức dịch vụ 81223 sẽ gửi 1 tin nhắn cho bạn và cung cấp 1 số cố định, giảsử: 02081806457.
o Khi đó, tài khoản trong điện thoại của bạn bị trừ đi £5. Thực chất £5 sẽ được chuyển vào 1 tài khoản gọi về Việt Nam. Như vậy bạn còn £9.90 – £5 = £4.90 trong tài khoản di động. Với cước phí 2.5p/phút thì £5 này sẽ gọi được 200 phút.
o Giả sử bạn muốn gọi đến số 0084.912345678 ở Việt Nam, đầu tiên bạn ấn số 02081806457 do dịch vụ 81223 cung cấp. Sau khi có tín hiệu, các bạn bấm tiếp số Việt Nam cần gọi (0084.912345678), và ấn dấu thăng (#). Lúc này dịch vụ bắt đầu tính tiền, cứ 2.5p/phút, các bạn gọi thoải mái đến khi nào hết £5 thì lại lặp lại việc nhắn tin để top up tiếp.
o Lưu ý: nhà mạngvẫn charge cuộc gọi đến số 02081806457 theo cước tiêu chuẩn của nhà mạng. Nếu các bạn có máy thuê bao trả sau (ký contract) thì thường không phải suy nghĩ vì kết nối đến số 02081806457 nằm trong số phút miễn phí. Nếu các bạn dùng top up thì cần suy nghĩ kĩ càng.
[endsection]
[section= PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG]
- Điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi muốn giảm chi phí đi lại tại Leeds là đăng ký mua railcard để đi tàu và đăng ký mua coach card để đi coach. Cả 2 loại card này đều có thể đăng ký online và trả tiền online. Tuy nhiên điều bất tiện là phải upload một số thông tin nhạy cảm, ví dụ số hộ chiếu… Cho nên, cách an toàn hơn là ra Leeds Train Station và Leeds Coach Station để lấy mẫu form (thường để sẵn ở trên giá nơi có nhân viên trực station).
- Thường mọi người hay có xu hướng làm rail card hơn là coach card do railcard được giảm giá (tính theo giá trị tuyệt đối) nhiều hơn và đi train vẫn thoái mái và tiết kiệm thời gian hơn đi coach. Sau đây là cách chỉ dẫn làm rail card.
a. Lấy mẫu form từ Leeds Train Station
b. Điền thông tin đầy đủ
c. Chuẩn bị 2 ảnh 3×4
d. Mang form đã điền và 2 ảnh đến Ziff Building đối với Leeds Uni và Help Zone đối với Leeds Met. Chuyên viên nhà trường sẽ ký và đóng dấu.
Chú ý:- Đối với các bạn sinh viên nằm trong độ tuổi 16-25 thì có thể làm ngay tại Station nơi bạn vừa hạ cánh (ví dụ: Manchester Train Station, London Victoria Train station). Cách làm: kê khai mẫu form tại station, xuất trình passport+visa, thư mời nhập học của trường, CAS, và 2 ảnh.
- Đối với các bạn sinh viên trên 25 tuổi thì sẽ xin 1 cái form khác tại Station chủ yếu để chứng minh là full time student của trường (cần có chữ ký và con dấu của department mà bạn theo học).
- Leeds là thành phố có hệ thống giao thông công cộng khá tiện lợi. Đối với bus, có 2 hãng lớn cung cấp dịch vụ bus là FIRST (http://www.firstgroup.com/ukbus/) và ARRIVA (http://www.arrivabus.co.uk/town-guides-yorkshire-leeds/) .Các thông tin về bus có thể tìm thấy trên trang web của công ty.
- Các bạn ở xa trường có thể mua vé tháng hoặc vé quý sẽ tiết kiệm hơn.
- Giá vé bus thông thường từ Leeds Uni hoặc Leeds Met Uni đến City Centre hoặc Leeds Coach Station hoặc Train Station là £1 (single).
- Giá vé ngày (bạn đi bao nhiêu tùy thích trong khu vực Leeds và phụ cận) là £3.8.
- Giá vé theo nhóm 5 người đi bao nhiêu tùy thích trong khu vực Leeds và phụ cận là £7.
Đối với các bạn đi từ City Campus của Leeds Met vào Headingley thì có xe màu xanh và rẻ hơn bình thường.
[endsection]
[section= DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE]
Khi bạn mới đến trường sẽ có người của NHS tới để giúp bạn đăng ký với NHS. Khi bị bệnh bạn gọi điện cho NHS – Leeds student medical practice 0113 843 4388 (http://www.leeds.ac.uk/lsmp/) để book lịch khám. Việc khám, xét nghiệm hoàn toàn free, nhưng thuốc thì hem free. Khám ở đây ko áp dụng cho mắt và dentist.
Các bệnh đơn giản không cần đơn thuốc bạn có thể dễ dàng mua tại siêu thị or Boots, còn những bệnh cần có đơn thuốc thì đến Boots mua là tiện nhất, tuy nhiên giá thuốc hơi đắt “tí xíu” (mua có 3 vỉ thuốc đơn giản thông dụng mà hết tầm £22, trong khi ở Việt Nam chưa đến £5 chỗ thuốc đó).
Chú ý là ở Student medical centre này tiêm phòng nhiều bệnh, như rubela, 1 số loại ung thư, viêm não, gan… free nên tranh thủ tiêm. Dù đã tiêm hồi bé rồi nhưng giờ tiêm lại cũng chẳng sao, cho nó chắc.
Ngoài việc đi khám bệnh miễn phí ở đây thì các bạn cũng có thể được lấy thuốc miễn phí nhé, hoặc là các bạn trả tiền thuốc trước sau đó xin lại. Việc cần làm là bạn ra pharmacy hỏi họ form khai để claim thuốc cho người thu nhập thấp (students cũng nằm trong dạng này), họ sẽ hướng dẫn cho mình cách làm nhé. Nếu như bạn không làm trước thì lúc mua thuốc (với đơn của bác sĩ) thì bạn trả tiền trước, sau đó cũng hỏi ở pharmacy form và hóa đơn để mình đòi lại tiền cho đơn thuốc của mình.
[endsection]
[section= MUA SẮM]
1. Đồ ăn
- Morison: đồ ăn rẻ, hay giảm giá khuyến mại
- Asda: rẻ nhất trong các siêu thị nhưng ở xa trung tâm, nếu mún đến đó phải đi bus khá lâu. Asda có dịch vụ chuyển đồ tới nhà, tức bạn mua đồ ăn online (nếu bạn xác định trước trong tuần bạn ăn gì) và họ sẽ đóng gói vận chuyển tới tận nhà.
- Sainsbury: đồ đắt hơn nhưng chất lượng tốt, ngon và tươi hơn Morison, vốn từng là số 1 siêu thị tại UK (in long long time ago)
- Tesco: dẫn đầu về độ phủ sóng với các chuỗi siêu thị lớn bé khác nhau, nếu muốn mua nhanh đỡ phải lựa chọn nhiều bạn vào Tesco express ngay đối diện Parkinson building, tất nhiên đồ thì đắt hơn (do vị trí thuận lợi mà), còn Tesco Metro thì rẻ.
- M&S: thường dành cho người bản xứ vì thức ăn đắt nhưng rất healthy. Nếu biết mẹo đi shopping thì có thể rình được giờ giảm giá của M&S để mua, toàn đồ xịn giá rẻ.
- Chợ Kirkgate: ngay coach station, đồ rẻ và tươi, nhất là outdoor market, đi quen ở đây rồi vào Morison lại thấy Morison đắt. Nên đi thứ 7 vì nhiều người bản xứ mang hàng ra bán, đồ rất tươi và ngon (nên đi sáng), còn ngày thường toàn dân Trung Đông bán đồ hem được tốt lắm. Chủ nhật thì tuần 1 và tuần 3 của tháng mới mở cửa.
- Shop tàu, shop Việt: có nhiều đồ ăn, gia vị cho chúng ta dùng để nấu món Việt. Địa chỉ shop Tàu: LS2 7NL, Vicar Lane, shop Việt: 30-36 Cross Stanford, LS7 1BA.
- Thường mọi người đi chợ 1 tuần 1 lần, bạn nào gần city có thể đi nhiều hơn. Vì thế để tiện mua đồ bạn có thể mua trolley để kéo đồ về cho dễ, giá trolley tầm £10/cái, tất nhiên tùy loại và tùy nơi bạn mua trolley (có thể mua trolley ở chợ or ở Argos). Note: có 1 số mặt hàng bạn phải mang theo passport để chứng minh tuổi khi mua, ví dụ dao, rượu, thuốc lá…
2. Đồ dùng
- Morison: hay giảm giá đồ dùng sinh hoạt (dầu gội sữa tắm, bột giặt…)
- Wilkinson: đồ gia dụng (chăn mền gối chiếu, đồ điện, nồi xoong…)
- Argos: cũng đồ gia dụng, bọn này có kiểu mua đồ rất hay, đó là chúng ta search đồ bằng 1 cái màn hình cảm ứng, thấy ưng cái nào thì viết mã số vào giấy mang ra quầy, chờ mấy phút thì lấy đố, chứ bạn ko đi ngắm đồ như cách shopping truyền thống.
- Home bargain, 1 pound land, pound world, discount UK, 99p store: nằm rải rác trong city centre, đồ rất rẻ.
- Mỹ phẩm: có thể mua ở các cửa hàng trên or ở cửa hàng dành riêng cho mỹ phẩm như Boots, Superdrug, Facecare, Bodyshop…
- Quần áo: Primark, Zara, Topshop, H&M, Debenhams, khu hàng cao cấp…
- Mua sắm online: 1 sự lựa chọn ko tồi là mua online, bạn có thể mua và return nếu bạn hem thích, miễn sao là còn mác giá và phải return trong vòng 28 ngày.
- Ngoài ra bạn nên đăng ký Groupon, chẳng mất phí gì mà lại hay có voucher rẻ (giống kiểu nhommua hay muachung ở Việt Nam đó)
Đây là những hướng dẫn cơ bản, còn bạn vào city centre thì toàn là shopping shopping thôi, viết ít cho các bạn khám phá thêm. Mấy nơi mua sắm này hay có trò clubcard để khuyến khích bạn trở thành loyal customer, cứ đăng ký lấy cái card, chả mất gì mà mua nhiều tích điểm hay được giảm giá.
Vì đồ ở đây rất dễ mua và tốt, nên highly recommend các bạn đừng mang 1 đống đồ ở nhà đi, mềnh chỉ recommend mang cái nồi cơm điện ở nhà đi thôi (loại nồi pink pig).
[endsection]
[section= MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG]
Có 4 ngân hàng lớn ở UK là:
- Loyd bank: không mất phí tháng
- HSBC: phí £8/tháng
- Santander: £5/tháng
- Barclay: không mất phí tháng
Lloyd bank được sinh viên đăng ký khá đông. Tuy nhiên nếu trục trặc gì hay phải ra city centre giải quyết, hoặc gọi điện rất lâu la (thực ra dịch vụ gọi điện trả lời tự động bọn nào cũng lâu la như thế, tốn kém vô cùng). Santander có cơ sở ngay trong Student Union trong trường Uni of Leeds nên tiện hơn cho các việc khẩn. HSBC không được sử dụng nhiều cho lắm vì một số feedback ko tốt về dịch vụ của HSBC.
Việc đăng ký tài khoản cũng đơn giản, khi bạn đến nhà trường sẽ hướng dẫn bạn làm việc này. Thông thường bạn mang thông tin cá nhân: passport, thư nhập học, giấy giới thiệu của nhà trường (cái này xin nhà trường rất dễ) mang ra trụ sở của ngân hàng mà bạn muốn mở tài khoản. Việc mở tài khoản nhanh hay chậm tùy thuộc vào số lượng người đăng ký mở cùng lúc, thông thường 3-4 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 1 tuần. Khi mở tài khoản rồi khuyến khích các bạn mở Internet banking luôn để tiện theo dõi thông tin tài khoản cũng như chuyển khoản.
[endsection]
[section= NHÀ Ở]
1. Accomodation của trường
http://accommodation.leeds.ac.uk/selfcatered
Trong các acc này, có acc Central Village sẽ mở tháng 9 này nên đồ còn mới cứng.
Từ website của trường ta có danh sách của các accommodation, vị trí và giá cả. Thông thường acc xa trường có giá từ £80/tuần, acc gần trường có giá £120/tuần, và cũng còn tùy theo bạn chọn phòng ensuite (có nhà vệ sinh trong phòng) hay ko. Recommend các bạn chọn acc gần trường trong khả năng đi bộ của mình, vì tiền bus cũng ko hề rẻ (£14/tuần) or £79/quý nếu mua dài hạn.
Các bạn thường ở flat, tức mỗi người 1 phòng ngủ, 5 người sẽ share bếp và nhà tắm. Cá biệt bạn có thể chọn studio, tức 1 mình nguyên 1 căn như 1 nhà ở chung cư, tiện nghi cực kỳ nhưng giá hơi chát 1 chút.
Pros acc của trường là : đồ đạc đảm bảo (1 bàn học, 1 tủ đồ, 1 giường đơn, 1 giá sách), an ninh tốt, có các dịch vụ dọn rác mỗi ngày, tiền thuê đã bao gồm bill (net, gas, nước, điện và limited entry vào gym), có sân cỏ rộng rãi, chỗ để xe.
Nhưng 1 số cons thường là : ở ghép với nhiều kiểu người mà mình ko biết lường trước được, việc bất đồng ngôn ngữ đôi khi lợi nhưng cũng ko lợi, phòng hơi nhỏ (nhưng có nhiều người thích nhỏ xinh cho ấm áp- hồi đầu mình cũng thế), lò sưởi thỉnh thoảng tắt ko báo trước, phải trả tiền giặt đồ (£3/lần). Cuộc sống ở dorm mang tính cá nhân cao, thường thì hội bên ngoài sống theo group nên việc tụ tập chơi bời, nấu nướng, đi học cùng nhau được thuận lợi hơn.
2. Accrommodation ngoài
Broadcasting tower: www.broadcastingtower.com
- Đặc điểm: nằm giữa trường và city, facilities tốt. Nó có nhiều loại phòng và nhiều loại tiền, từ 114-132 bảng/tuần including bills. Phòng ensuite và share nhà bếp (5 người 1 bếp).
The Plaza hoặc Sky Plaza Classic:http://www.unite-students.com/student-accommodation-leeds
- Ưu điểm là gần trung tâm, đi học cũng k phải quá xa nhưng k gần như broadcasting tower. Phòng ensuite, share bếp.
==> Nếu các bạn xác định ở Broadcasting hay The plaza thì nên xem xét và đặt sớm vì hay hết phòng nhanh.
Opal Accommodation: http://www.opalstudents.com/student-accommodation/leeds/opal-3-o3leeds/features/
- Ngay gần Merrion Center (1 trung tâm mua sắm, mọi người thường mua đồ ăn ở Morrison ở Merrion centre). Bạn nào k thích ở Leeds nữa vẫn ở Opal được vì Opal có ở hơn chục thành phố.
3. Private accommodation
- Phần đông các bạn Việt Nam mình đến Leeds lựa chọn ở private rent, vì rẻ hơn, vị trí cũng thuận lợi, lại có thể group với nhau thuê 1 nhà ở rất vui. Kích cỡ phòng phong phú hơn, đồ dùng cũng được sắm đầy đủ (tức có giường, tủ, bàn ghế, giá sách). Ở house thì bạn thường share bếp và nhà tắm, or share bếp và ensuite. House có nhà có sân vườn, có nhà không. 1 điều tiện lợi hơn là bạn có máy giặt có chế độ sấy khô nên ko phải trả tiền giặt đồ. Nhưng ở house bạn phải tự lo vệ sinh nhà cửa, đổ rác (nếu bẩn quá là sẽ bị charge vào tiền deposit). Landlord muốn đến kiểm tra sẽ phải thông báo trước, và cũng ít đến nên dân mình hay ở …chui (tức có thêm người ở lâu dài mà ko có tên trên hợp đồng).
- Tiền thuê tách riêng với tiền bill, tức khi nào có bill các bạn sẽ trả cho công ty gas, điện, nước, net separately. Thông thường tiền bill nằm trong khoảng £50/tháng/người (tất nhiên còn tùy nhà, tùy công ty bạn lựa và tùy mùa nữa – mùa đông thường tốn hơn). Việc ký hợp đồng nhà cũng khá đảm bảo vì sẽ được advice centre của trường check hộ (nếu bạn mang đến trường nhờ check- cái này free). Việc ký hợp đồng với các công ty gas, điện, net sẽ được landlord giới thiệu.
- Mình làm việc với landlord thấy họ tuân thủ luật kỹ càng lắm vì luật bên này rất nghiêm. Hợp đồng và dịch vụ đàng hoàng chứ ko mập mờ như ở VN mình. Khi thuê các bạn nộp 1 khoản đặt cọc, khoản này khá cần thiết vì trong trường hợp có người nào trốn bill, landlord sẽ dùng khoản đặt cọc này của họ để trả. Hết hợp đồng thì deposit sẽ được trả lại. Cái này chú ý phải được quy định trong hợp đồng, thế nên rất cần thiết nếu bạn có tư vấn từ advice centre của trường trước.
- 1 số landlord or website tìm kiếm đáng tin:
– Unipol: www.unipol.org.uk – Trang tìm nhà số 1 ở Leeds, gần như quản lý tất cả các khu nhà cho sv thuê. Các landlord chất lượng tốt đều đăng ký tại đây và có chứng nhận của Unipol. Tuy nhiên vì website của Unipol khá nhiều lựa chọn và thông tin, nên dưới đây có mấy trang trực tiếp của landlord mà 1 số bạn đã ở recommend:
– SM properties: www.smpropertiesleeds.co.uk – Ông landlord này đảm bảo tốt, có nhiều nhà, giá cũng khá rẻ so với các landlord khác.
– Samara: http://www.samarahomes.co.uk/properties – Samara sở hữu cả flat lẫn house, phòng flat khá giống acc trường, house cũng đa dạng.
In conclusion, có nhiều sự lựa chọn về nhà cửa ở Leeds, bạn hãy chọn nơi nào mà thuận tiện cho việc học tập và sinh sống của bạn. Bạn có thể hỏi thêm thông tin nếu cần (mình có upload some pics ở mục photo or có thể hỏi trực tiếp những người đã ở acc và private house), nhưng trước đó hãy pls, DO A SEARCH!!!
[endsection]
[section= NHỮNG THỨ CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐẾN LEEDS]
I. Đồ dùng mang theo
Có khá nhiều gợi ý về các hạng mục cần mang theo cho du học sinh, các bạn có thể tham khảo Facebook “Hội những người sắp đi UK”:
http://www.facebook.com/groups/duhocuk/doc/216108305084709/. Ngoài những gợi ý ở trong trang này, các bạn có thể lưu ý một số điểm sau:
a. Tại Leeds, Vietnamese Society có truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc nhau rất cao, nên thường người đi về sẽ để lại toàn bộ đồ đạc cho người mới đến. Những thứ này thường gồm đồ bếp (nồi niêu xoong chảo bát đĩa), chăn ga gối, văn phòng phẩm… Do vậy, quan trọng nhất là liên lạc với những sinh viên đã học tập tại Leeds. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với người quen, hoặc thông qua facebook “Vietnamese Society in Leeds”.
b. Nếu muốn mua đồ mới để dùng thì ở Leeds City Centre (cách trường 10-15 phút đi bộ) có rất nhiều hệ thống cửa hàng bán đủ các đồ với nhiều mức giá khác nhau cho các bạn lựa chọn, ví dụ: Primark, Leeds City Market, Argos, Home Bargain, Morrison…
c. Đồ ăn: các bạn có thể mang theo những thứ mà các bạn thích, tuy nhiên ở Leeds gần như đáp ứng 99.9% nhu cầu của các bạn. ChợTàu (Chinese store – ngay trung tâm City) và chợ Leeds có thể cung cấp thực phẩm phù hợp với khẩu vị cơ bản của người Việt.
d. Mỳ tôm (A-One), nước mắm, nước tương, tương ớt và các loại gia vị khác: các bạn có thể tìm mua tại chợ Tàu. Riêng bột canh (có nơi còn gọi là xúp) thì các bạn nên mang theo vì ở đây chưa thấy có bán.
e. Ở Leeds có chợ Việt bán thực phẩm đặc trưng của Việt Nam như trứng vịt lộn (hột vịt lộn), bánh phở, bột mỳ, bột gạo, bột nếp, bột làm bánh cuốn, bột làm bánh xèo…. Tuy nhiên, chợ Việt không nằm ở trung tâm thành phố. Nếu đi bộ sẽ mất khoảng 40 phút nếu đi từ trường, và khoảng £5 nếu đi taxi (từ trường).
II. Đến Leeds
a. Cách đến Leeds:
- Nếu máy bay hạ cánh ở London: mua vé tàu hoặc coach để đi về Leeds. Vé tàu mua 1 chiều trực tiếp ngay lập tức tại quầy sẽ khá đắt, khoảng £55-£120. Nếu nhờ ai đó mua trước cho sẽ rẻ hơn. Nếu đi coach: có 2 hãng là National Express hoặc Megabus. Cả 2 hãng này đều đỗ ở bếnxe Victoria Coach Station ở London. Giámuatrựctiếp ở ngay bến khoảng £20 từ London về Leeds Coach Station.
- Nếu máy bay hạ cánh ở Manchester Airport: tương tự, các bạn có 2 cách lựa chọnlà Train hoặc coach với giá vé tương ứng là khoảng £25 và £12.
- Đối với các bạn có quá nhiều luggage thì còn một lựa chọn nữa là đi taxi từ London về Leeds hoặc Manchester về Leeds. Giá từ London về Leeds khoảng £450 và giá từ Manchester về Leeds khoảng £100-£120.
- Lưu ý: để sử dụng trolley (xe chở hành lý có đặt sẵn ở các sân bay và train station), các bạn nên chuẩn bị sẵn đồng 1 bảng tiền xu ở nhà. Chỉ cần nhét đồng 1 bảng này vào khe thiết kế sẵn trên tay cầm xe đẩy là có thể sử dụng xe ngon lành.
- Từ Leeds train station hoặc Leeds coach station về trườngcó 3 cách đi: a) đi bộ mất 30 phút, b) đi taxi mất £5 cho 7 phút, c) đixe bus. Taxi tại station luôn có sẵn và không cần book trước. Với bus: nếu đi từ Leeds coach station: thực tế Leeds coach station cũng đồng thời là Leeds bus station. Các bạn có thể bắt rất nhiều xe, nên hỏi ý kiến nhân viên của station. Nếu đi từ Leeds train station: bến bus gần với City Square (chỗ có tượng người cưỡi ngựa). Các bạn nên đi xe số 1 hoặc số 95. Giá xe bus cho cả 2 xe này là £1. Các bạn nhớ bảo với bus driver là nhắn giùm khi bus đến Parkinson Building của Leeds Uni. Với các bạn học Leeds Met thi sẽ xuống trước Parkinson building 1 bến.
[endsection]
[section= ĐI CHƠI Ở LEEDS]
Nếu các bạn thích ăn chơi nhảy múa và đã quen ăn chơi nhảy múa thì sẽ hơi bị disappointed khi đến Leeds, vì các cửa hàng ở city centre đóng cửa lúc 8h tối, thế nên cũng chẳng có trò lượn phố lượn hè shopping hóng mát gì đâu. Các trò có thể tiêu khiển ở Leeds là xem phim, hát karaoke (chỉ có khoảng 3 quán karaoke thôi), bowling, đi ăn tiệm or tụ tập nấu nướng nhậu nhẹt, và đi bar/nightclub. Thực ra bên này nightclub khá sạch, không phức tạp như ở nhà mình đâu nên các con ngoan trò giỏi cứ đi cho vui (nhưng nhớ mang theo passport nó mới cho vào cửa). Ngoài ra có thể đi xem theatre, đi park cuối tuần, museum.
1. Các thể loại Museum
1.1. Leeds City Museum (LS2 8BH): nằm ngay ở Millennium Square, mở cửa 10am-5pm trừ thứ 2, vào free
1.2. Royal Armouries Museum (LS10 1LT): nơi trưng bày 75.000 hiện vật từ thời Trung cổ cho tới thời cần đại về các vũ khí chiến tranh ngày xưa: gươm, khiên, áo giáp…ko chỉ của Anh mà còn của cả Âu, Á, Mỹ. Miễn phí vào cổng.
1.3. Abbey House Museum (LS5 3EH): tái hiện cuộc sống thể kỷ 19. Đối diện Kirkstall Abbey (tòa thánh đường thế kỷ 12 giờ chỉ còn dấu vết là đống gạch). Mất phí vào cửa (chả thấy nói rõ bao nhiêu).
1.4. Thackray Museum (LS9 7LN): bảo tàng được đánh giá khá cao và nhận nhiều giải thưởng, vé vào £7, sinh viên £6.
1.5. Leeds Industrial Museum (LS12 2QF): tái hiện thời hoàng kim về công nghiệp của Leeds.
1.6. Leeds Museum Discovery centre (LS10 1LB): cần phải phone tới 01132141548 để book trước, có rất nhiều thứ đẹp đẽ từ các loài sâu bướm côn trùng cho tới máy móc, quần áo thời xưa, điêu khắc…
1.7. Thwaite Mills Watermill Museum (LS10 1RP): kiểu dạng eco-friendly museum
2. Các thể loại công viên và tham quan ngoài trời
2.1. Hyde park: 1 nơi vừa đủ gần để enjoy sunshine, cây cối, ko khí trong lành, nhưng ko được BBQ.
2.2. Chevin Forest park (LS21 3JL): 500 acres, 1 nơi rộng lớn để picnic, leo núi, cưỡi ngựa, đạp xe.
2.3. Golden Acre Park (LS16 8BQ): công viên nhận giải Green Flag 2011, gồm 55 hecta vườn, cây cối, công viên còn có cả gift shop, café, light lunch và home -made cakes.
2.4. Roundhay Park (LS8 2ER): 700 acres cây, đồi, hồ thiên nga, vườn hoa nhiệt đới và 1 bức tường lâu đài cổ. Rất thích hợp đi group làm picnic, BBQ.
2.5. Leventhorpe Vineyard (LS26 8AF): vườn nho dài nhất khu vực Yorkshire, được trồng từ năm 1985, nơi sản xuất rượu nho nổi tiếng được giải thưởng Yorkshire Appellation, ngày nào cũng mở cửa, visitor wellcome.
2.6. Meanwood Valley Urban farm (LS7 2QG): 1 làng quê trong lòng thành phố, có nhiều những con vật của nông trại, vườn rau, chim chóc, gift shop và café.
2.7. York Gate garden (LS16 8DW): 1 khu vườn nhỏ kiến trúc xưa, với chi chít các loại hoa và cỏ, cũng như các đồ dạng craftsmanship (1 kiểu điển hình trong các mẫu nhà vườn mà các bạn hay thấy trong sách kiến trúc í), nhưng đẹp hơn vì vườn được giải BBC Gardener’s world mà. Vé vào £4.5, trè em under 16 free.
2.8. Lotherton hall Estate and Park (LS25 3EB): 1 dạng park and birth garden, nhiều loài hoa dại đẹp, nhiều loài chim quý được ghi vào sách quốc gia, cạnh rừng lá đỏ rộng lớn.
3. Văn hóa (tham quan)
3.1. Harewood house (LS17 9LG) kết hợp cả art collection trong nhà lẫn park lớn ngoài trời, là nơi vừa tham quan kiến trúc văn hóa, vừa hưởng thụ những nét đẹp kiểu hill, park, garden. Vé £6/ student
3.2. Temple Newsam House and Park (LS15 0AE): one of the greatest country’s house, vào các bạn sẽ thấy 1 phần sự giàu có của những quý tộc ngày xưa, xung quanh là 1 khu park rộng lớn, hồ dài rất đẹp và khu vườn hoa hồng. Mở cửa cả tuần từ 10.30-4pm. Có mất vé nhưng nên tự update.
3.3. Henry Moore Institute (LS1 3AH): Sculpture, từ ancient tới modern, vào free, ngay đường Headrow đó.
3.4. Leeds Art Gallery (LS1 3AA): là nơi trưng bày nghệ thuật rồi, cũng trên Headrow, vào free.
3.5. Stanley & Audrey Burton Gallery (trong Parkinson Building): 1 gallery nhỏ trưng bày các bức tranh thế kỷ 17 tới nay, free.
4. Văn hóa (hưởng thụ)
4.1. Grand theatre (LS1 6NU): nhà hát lớn nhất Leeds với các thể loại art performance (opera, drama , musicals, dance, concert, comedy, ballet). Vào trang web để rõ hơn về lịch diễn của các chương trình cũng như giá vé www.leedsgrandtheatre.com
4.2. West Yorkshire Playhouse (LS2 7UP): biểu diễn từ cổ điển, hiện đại tới các family shows: www.wyp.org.uk
4.3. Leeds International concert season (trong Leeds Town Hall, Headrow): dành cho các bạn yêu musical: www.leedsconcertseason.com
4.4. Northen Ballet (LS2 7PA): là 1 trong những đoàn múa nổi tiếng nhất UK. Đến châu Âu kể cũng nên đi xem ballet 1 lần, vì mấy khi ở nhà được xem.
Ngoài ra còn những địa điểm khác và những hoạt động festival thường niên, bạn đến City Hall lấy mấy leaflet về, tha hồ mà lựa chọn.
[endsection]
[section= ĐĂNG KÝ CÔNG DÂN VỚI ĐẠI SỨ QUÁN]
Đăng ký công dân với đại sứ quán rất đơn giản với việc điền thông tin, add ảnh và chữ ký, email bản mềm tới chị Thu Hương (thuhuong@vied.vn).
Việc đăng ký nhằm mục đích thông báo cho Đại sứ quán biết được sự có mặt của từng cá nhân ở Anh, nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến trường học, crime, passport, visa… thì việc đăng ký trước này thật sự có ích. Còn nếu ko, tham gia vào cộng đồng người Việt tại Anh cũng là 1 việc thể hiện quyền công dân của mình.
Cũng ko mất quá 5 phút để hoàn thành form, thêm 10 phút để ký và scan. Chúc cả nhà đăng ký quyền công dân thành công.
[endsection]
[section= ĐĂNG KÝ CÔNG DÂN VỚI ĐẠI SỨ QUÁN]
Vietsoc Leeds (Hội sinh viên Việt Nam tại thành phố Leeds) là một trong những cộng đồng du học sinh Việt Nam được thành lập sớm nhất tại Vương Quốc Anh, với nhiều hoạt động phong phú nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam với cộng đồng du học sinh quốc tế; đoàn kết, hỗ trợ, thúc đẩy việc học tập nghiên cứu của các du học sinh với nhiều hình thức như: Tổ chức các ngày hội văn hóa Việt Nam, hoạt động thể dục thể thao, ẩm thực, và các hoạt động khác trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.
Vietsoc Leeds hiện nay gồm 72 thành viên (danh sách cập nhật năm 2012) bao gồm các sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học Leeds, Đại học Leeds Metropolitan, các cán bộ giảng viên và kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc thành phố Leeds.
Ban chấp hành Vietsoc Leeds hiện nay gồm 8 thành viên:
- Đặng Tất Dũng, Nghiên cứu sinh ngành Luật, Chủ tịch.
- Nguyễn Thị Kiều Oanh, Học viên cao học ngành Kinh tế tài chính, Phó Chủ tịch.
- Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Học viên cao học ngành Quảng cáo và Tiếp Thị, Phó Chủ tịch.
- Hoàng Thu Trang, Học viên cao học ngành Luật, ủy viên, thư ký
- Nguyễn Lan Chi, Sinh viên Đại học ngành Kinh tế tài chính, ủy viên, Thủ quỹ
- Nguyễn Ngọc Ngà, Học viên cao học ngành Sư Phạm, ủy viên, phụ trách hoạt động ẩm thực.
- Phạm Duy Cường, Học viên cao học ngành Quảng cáo và Tiếp Thị, ủy viên, phụ trách IT.
- Nguyễn Minh Duy, Sinh viên Đại học ngành Quản lý nhà hàng khách sạn , ủy viên, phụ trách hoạt động thể thao.
Mọi thông tin liên lạc và đóng góp với ban chấp hành Vietsoc Leeds, vui lòng gửi qua email: vietsocleeds@gmail.com
[endsection]
THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN
Hội sinh viên Việt Nam tại Leeds
Email: vietsocleeds@gmail.com
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/vietsocleeds2011