Glasgow, Anh Quốc

[ezcol_1third]


[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]

GIỚI THIỆU

Không phải ngẫu nhiên mà trước khi trào lưu Vietsoc UK ra đời, nhóm SV Việt Nam tại Scotland từng đặt tên cho trang Facebook của nhóm là Hội những người yêu mến Scotland. Glasgow nói riêng và Scotland nói chung, hơn cả ý nghĩa về tên gọi của một thành phố, một vùng đất như bao địa phận khác của Vương quốc Anh, mang trong mình cả một nền văn hóa riêng biệt, một lịch sử lâu đời đáng tự hào và một phong cách sống không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Nguồn: https://vietnamesesociety.wordpress.com/2013/06/20/the-flowers-of-glasgow/

Tác giả: Thái Duy Tùng

[/ezcol_2third_end]

[section= ĐỊA LÝ]

Scotland là vùng đất nằm phía Bắc Vương quốc Anh và chiếm gần một nửa diện tích của Quần đảo Anh với 3 khu vực lớn là Highlands (thủ phủ là Inverness, được biết đến nhiều nhất với huyền thoại về Nessie hay còn gọi là Quái vật hồ Loch Ness), Lowlands (khu vực chính với thủ phủ là Edinburgh, trung tâm kinh tế là Glasgow) và The Isle là một hệ thống các đảo nằm phía Tây Bắc nước Anh, nổi tiếng với các bối cảnh đã được dựng thành phim như Skyfall và Brave (Công chúa tóc xù).

Không gì khó đoán hơn tâm lý người phụ nữ, nhưng thời tiết ở Scotland thì còn khó đoán hơn nhiều, với đủ các cung bậc mưa, nắng, gió, mây mù, thậm chí cả tuyết chỉ trong 1 buổi sáng. Để những cơn mưa bất chợt không làm ta bối rối, tốt nhất là nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Ô dù ư? Những cơn gió sẵn sàng thổi bay cả những cái ô chắc chắn nhất mà bạn có thể mua ở Boots với giá 10 bảng. Áo mưa? C’mon, ai lại mặc áo mưa đi ngoài đường bao giờ? Vì vậy loại quần áo phổ biến nhất ở Glasgow là hoodies (áo nỉ có mũ trùm đằng sau) mà bạn có thể tìm mua ở bất cứ đâu với giá từ 10 bảng (mùa sale) đến 20 bảng, ở VN thì loại này hơi hiếm 1 tý, nhưng trong hàng bán đồ xuất khẩu thì có thể có. Tốt nhất là nên chuẩn bị áo khoác bằng vải không thấm nước hoặc khó thấm nước, vì ở Glasgow ít khi có mưa rào nên chỉ cần mặc áo có pha tý nylon là đủ, tha hồ đội mưa mà đi.

[endsection]

[section= LỊCH SỬ, VĂN HÓA, PHONG CÁCH SỐNG]

Bạn nào quan tâm đến lịch sử Vương quốc Anh chắc hẳn cũng biết từ xa xưa trong quá khứ Scotland là một quốc gia độc lập trước khi bị người Anh (England) nhiều lần xâm chiếm từ trước thế kỷ 10 sau Công nguyên. Cuộc chiến giành và bảo vệ độc lập của Scotland vẫn diễn ra âm ỉ suốt từ đó tới nay và người Scotland luôn tự hào chứng tỏ họ là Scottish phóng khoáng, hài hước, giản dị, thân thiện và có phần hơi thô lỗ chứ không kiêu kỳ, kiểu cách, khuôn mẫu và tẻ nhạt như English (người sống ở dưới England). Rượu Scotch Whiskey và vải len tartan (vải kẻ caro – thường được dùng để may bộ váy Kilt nổi tiếng dành cho đàn ông) là hai chỉ dẫn địa lý quan trọng nhất của Scotland trên toàn thế giới. Ngoài ra, tiếng Anh theo Scottish accent cũng khá khác biệt và có thể gây khó khăn cho các bạn khi mới sang. Tuy nhiên đây ko phải vấn đề quá lớn vì: 1) môi trường chủ yếu mà các bạn tiếp xúc là môi trường academic, nơi mà người Scottish chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số post grads, còn các lecturer thì accent của họ cũng đã được điều chỉnh khi giảng bài trên lớp cho dễ nghe, 2) đi siêu thị, mua sắm các thứ thì ko phải hỏi han gì mấy vì đã có sẵn bảng giá tiền, cứ thế nhét thẻ vào quẹt, 3) trên Youtube có khá nhiều video hay về Scottish accent và lifestyle để các bạn tìm hiểu thêm ko những về mặt ngôn ngữ mà còn về văn hóa, food and drink, attractions của Glasgow và Scotland.

Scotland là một vùng đất hòa quyện giữa mới và cũ, truyền thống và hiện đại. Ở mọi nơi bạn đến, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy một nét văn hóa bản địa Scotland nào đó như điệu nhảy Ceilidh truyền thống; Những người đàn ông mặc váy đứng thổi kèn túi; hay những bản nhạc dân gian đậm đà mà sâu lắng. Nhưng bạn cũng dễ dàng bắt gặp sự hiện diện của kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới nhất. Cũng dễ hiểu Scotland là quê hương của một vài các phát minh kỹ thuật quan trọng nhất trong lịch sử loài người.

[endsection]

[section= GIÁO DỤC]

Nền giáo dục của Scotland được đánh giá cao so với mặt bằng chung của UK và nhiều gia đình giàu có dưới England cũng gửi con theo học tại Scotland. Nhiều phát minh quan trọng của nhân loại đã được tìm ra tại Scotland. Tại Glasgow có 3 trường đại học lớn là University of Glasgow, University of Strathclyde (Strathy) và Glasgow Caledonian (Caley). Trong đó trường Glasgow là trường có lịch sử lâu đời và nằm trong top những trường cổ và danh giá nhất UK, sánh ngang với Oxford, Cambridge, St Andrew  và Edinburgh. Hai trong số những Professor nổi tiếng nhất trong lịch sử của Glasgow Uni cũng như nền giáo dục Anh là Adam Smith (người đặt nền móng cho Kinh tế học cổ điển) và James Watt (người tạo ra động cơ hơi nước, tiền đề của Cách mạng Công nghiệp đầu tiên trong lịch sử loài người). Thế mạnh của Glasgow Uni là các ngành khoa học xã hội (kinh tế, luật) cũng như khoa học cơ bản.

Tuy nhiên, về business management cũng như finance và cơ khí kỹ thuật, Strathclyde được đánh giá cao hơn. Financial Times đánh giá Strathclyde nằm trong top 25 trường đào tạo business management cho SV chưa có kinh nghiệm tốt nhất toàn châu Âu. Trường cũng giữ mức xếp hạng từ 4-7 trong 5 năm gần nhất cho khối ngành Accounting and Finance với khoảng 1/3 đội ngũ giảng viên cho khóa Post Graduate giữ học hàm Professor. Hơn 50% sinh viên của các khóa sau đại học đến từ các quốc gia trong khối EU, cho thấy đa dạng văn hóa và thu hút sinh viên từ các quốc gia phát triển là một trong những điểm nổi bật của trường. Vì vậy, học phí của Strathy cũng tương đối thấp so với các trường khác nằm trong top 10.

So với Glasgow Uni và Strathy, trường đại học lớn thứ 3 của Glasgow là Caley có phần ít tiếng tăm hơn vì mới thành lập từ đầu những năm 1990. Ranking ở mức trung bình nhưng học phí khá thấp (trên dưới 10,000 bảng/năm và có học bổng cho SV Việt Nam), phù hợp với budget của số đông sinh viên đến từ châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, vì ra đời sau nên trường có cơ sở vật chất khá hiện đại và take care sinh viên nhiều hơn (thư viện mở cửa 24h, cafeteria tiện lợi và trang trí khá bắt mắt …) nên feedback của sinh viên cũng tương đối tốt.

Về mặt vị trí, Caley nằm gần city centre nhất, Strathy cách centre khoảng 10p đi bộ. Xa nhất là Glasgow Uni, nằm ở trung tâm khu West End, khu định cư và là trung tâm văn hóa của Glasgow cũ. Để đến centre từ Glasgow Uni, thường phải đi bus tầm 15-20p hoặc 5-7p nếu đi subway.

Không chỉ có uy tín về mặt nghiên cứu với University of Glasgow và Strathclyde University thường xuyên giữ các vị trí cao trong các bảng xếp hạng các trường đại học, mà sinh viên tốt nghiệp các trường này cũng có cơ hội tìm việc cao hơn mức bình quân của cả nước. Theo các khảo sát mới nhất, 6 trong tổng số 10 trường Đại học tại Vương quốc Anh có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm ngay nằm ở Scotland.

[endsection]

[section= NƠI Ở]

Là thành phố lớn thứ 3 UK, Glasgow có tất cả các dạng nhà ở mà bạn cần. Đa phần sinh viên quốc tế chọn ở dorm (Ký túc xá) của trường vì chỉ 2p đi bộ là đến giảng đường, hơn nữa dorm của trường nằm ngay trong city centre (Strathy and Caley only) nên rất tiện việc vui chơi giải trí cả ngày lẫn đêm. Ở dorm của trường cũng khá vui vì nhiều sinh viên quốc tế, hầu hết là dân châu Âu và thậm chí là Brittish đang theo học các khóa under graduate nên cơ hội mở rộng quan hệ, tiếp thu lối sống và luyện tiếng Anh là khá nhiều. Tuy nhiên người Âu họ khá sạch sẽ và kỹ tính trong việc giữ gin vệ sinh chung (vì là shared kitchen, có thể phải shared bathroom) nên nhiều bạn có tính xuề xòa có thể cảm thấy hơi bị bó buộc 1 chút. Bạn cũng ko phải trả Council tax khi ở tại dorm của trường, tuy nhiên 1 số hall vẫn yêu cầu bạn tự trả tiền điện và gas theo dạng pay as you go khá đắt. Chi phí dao động từ 70-80 bảng/tuần.  University of Glasgow có 4 khu kí túc xá nằm ở 4 khu vực xung quanh trường. Chi phí thuê dao động từ 90 cho đến 140 bảng tuần (đã bao gồm cả tiền hóa đơn các thứ) tùy vào từng khu và từng phòng (ensuite hay không).  Nếu đi bộ đến trường mất khoảng 20 phút. Tuy nhiên, trường Glasgow có dịch vụ xe buýt miễn phí riêng của trường để đưa đón sinh viên từ trường về KTX. Chạy cả ngày lẫn tối suốt năm.

Có 1 dạng dorm khác nhưng ko do trường quản lý mà do các công ty tự xây dựng và cho SV thuê lại, tiêu biểu có Unite và Collegelands. Chất lượng các hall này thường cao hơn so với dorm của trường vì đồ dùng rất mới, sạch sẽ, tuy nhiên tiền thuê cũng cao hơn, tầm 98 bảng/tuần, nhiều khi có phòng tắm riêng nhưng vẫn phải share bếp với flat mate. Sống ở đây thì gần như riêng biệt và ko phải chung đụng gì mấy, trừ khi nấu cơm.

Nhà cho thuê cũng khá sẵn với mức giá dao động từ 200-300 bảng/tháng/người. Nguyên lý là càng ở xa trung tâm thì nhà càng rẻ, nhưng lại bất tiện khi đi lại. Đẹp nhất là tìm khoảng 2-3 người thuê chung 1 flat tầm 2 phòng ngủ với giá 400-500 bảng/tháng, gần trường. Sau đó có thể sửa phòng khách thành phòng ngủ hoặc ở ghép phòng, nhiều khi rent per head chỉ tầm chưa đến 150 bảng/tháng. Ở chung như vậy thì vui và tiện tổ chức nấu nướng, party cuối tuần, điều mình rất khó làm nếu ở dorm.

[endsection]

[section= PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG]

Phương tiện đi lại phổ biến nhất ở Glasgow là bus, subway và đi bộ. Hầu hết mọi người đi bộ vì khoảng cách từ nhà đến trường khá gần. Nếu bạn ở xa thì bus khá sẵn, mua vé 10 tuần 88 bảng unlimited cho tất cả các chuyến. Vé ngày là 4 bảng, trong khi vé đi 1 chiều dao động từ 1.20 đến 2 bảng. Subwayrất hữu dụng cho việc di chuyển giữa Westend và Trung tâm thành phố, đi khá nhanh và cũng dễ tìm đường vì cả thành phố chỉ có 1 tuyến subway chạy theo vòng tròn, vé 1 lượt là 1.4 bảng khứ hồi là 2.6. Sau 12h đêm, phương tiện di chuyển ngoài đi bộ là taxi hoặc night bus (đồng hạng 2 bảng lượt). Taxi thì tầm 5-6 bảng cho hành trình từ West End đến City Centre với khoảng cách là 5 miles, không quá đắt nếu có bạn share cùng, thậm chí còn rẻ hơn tiền bus nếu đi trên 3 người.

Vì là thành phố lớn nên Glasgow cũng là trung tâm điểm của các tuyến di chuyển quốc tế. Với hai sân bay quốc tế lớn, các bạn có thể bay từ Glasgow đến gần như mọi nơi trên thế giới (tất nhiên đôi khi phải quá cảnh). Nhưng đặc biệt thuận lợi là bay từ Glasgow đến các địa điểm ở Châu Âu bởi đa số các hãng hàng không giá rẻ như Ryan Air, Easy Jet hay BMI đều có chuyến bay từ Glasgow. Nếu không chỉ 50 phút đi tầu từ Glasgow đến Edinburgh, các bạn đã có thể bắt máy bay từ sân bay Edinburgh.

Ngoài ra, tàu và bus cũng là các phương tiện hữu dụng. Glasgow cũng là trung tâm giao thông nên từ đây các bạn có thể bắt Bus để sang tận Châu Âu. Cũng như từ Glasgow các bạn có thể bắt train hoặc bus đến mọi địa điểm tại Vương quốc Anh.

Nguyên tắc là đặt vé càng rẻ càng sớm, nhưng để giảm chi phí các bạn có thể mua Rail Card, National Coach Card (trả phí 1 lần cho 1 năm) hoặc City Link (bus, không mất phí) là bạn đã có thể được giảm giá từ 20-30% so với giá thông thường.

[endsection]

[section= ẨM THỰC]

Ẩm thực của Glasgow nói riêng và UK nói chung ko thực sự phong phú, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt giữa British breakfast và Scottish breakfast. Đến Scotland, món ăn đặc trưng nhất chính là haggis được chế biến từ dạ dày cừu nên có mùi khá đặc trưng, tuy nhiên ai thích thì có khi nghiện, cũng như món sầu riêng nhà ta vậy, ko phải ai cũng ăn được. Ngoài ra thì người Scotch giống người  Anh nói chung có thói quen cho mọi từ vào chảo rán, chính vì vậy món ăn dân dã phổ biến nhất là fish and chip (tức là cá và khoai tây rán, rắc thêm muối hoặc dấm đen), với 5 bảng, bạn đã có 1 bữa no đầy cholesterol. Nếu can đảm hơn, bạn có thể thử fried Mars bar (tức là 1 thanh chocolate hiệu Mars cho vào chảo rán ngập mỡ) hoặc thậm chí fried pizza (pizza rán cả miếng). Ngoài ra, Glasgow cũng được coi là thủ đô ẩm thực của đồ ăn Nam Á với rất nhiều nhà hàng Ấn Độ, Pakistani vv

Ở bất kỳ đâu, các cửa hàng pizza luôn là một sự lựa chọn an toàn cho các cô nàng mê đồ ăn Ý. May thay là ở Glasgow, có hàng chục cửa hàng và nhà hàng bán pizza. Cửa hàng pizza giao ngay có thể nói đến Pizza Hut (ko ngon, mặc dù khá phổ biến ở Việt Nam), Papa Johns, Domino (theo mình là ngon nhất trong đám takeaway) với giá tầm 12 bảng cho medium size, nên kết hợp với các ngày họ bán 1 tặng 1 để nhân đôi benefit. Các nhà hàng Ý (pizzerias) thì đắt và sang chảnh hơn, nhưng là pizza tự làm nên chất lượng khá cao. Bạn có thể chọn ăn các món khác ngoài pizza như salad (với rất nhiều thịt) hoặc pasta, và steak. Ăn hàng không phải là thú vui quá xa xỉ tại Glasgow, dao động từ 10-25 bảng cho 1 bữa ăn đủ 3 courses kèm đồ uống và tiền tip. Người Việt mình thường ko thích đồ ăn Ấn vì mùi vị quá nồng, tuy nhiên bạn nếu bạn thích thử những thứ mới và đặc biệt là để chia sẻ sở thích với class mate (vốn ko ít người gốc Ấn hoặc thích văn hóa Ấn, vì văn hóa Ấn, Thổ quen thuộc với người phương Tây hơn) thì sẽ có dịp ăn các đồ curry theo đúng authentic original taste. Ngoài McDonalds và các hàng ăn nhanh khác, kebab (bánh mỳ kiểu Thổ) và các món fastfood kiểu Ấn hoặc Thổ (pakoras, donner pizza …) cũng phổ biến không kém.

[endsection]

[section= MUA SẮM]

Nếu như Edinburgh có Royal Mile là con đường cổ dẫn đến Castle, nơi tập trung mọi tinh hoa của ngành du lịch Edinburgh thì Glasgow có Style Mile, hay còn có tên là Buchanan Street, nơi tập trung tất cả các thương hiệu từ cao cấp đến bình dân trong 1 đoạn phố tầm 500m. Bạn thích đồ giá rẻ và đổi mốt mỗi tuần 1 lần? Đã có HM, Topshop (hoặc Topman cho nam). Thích American style? Có Gap và Forever 21! Thích hàng hiệu bình dân? Zara! Thích các thương hiệu xa xỉ hơn? House of Fraser có tất cả, từ Tommy, đến Hugo Boss và Chanel. Và dĩ nhiên, mọi thành phố ở UK đều có TKMaxx cho những người chịu khó nhặt nhạnh và có thể may mắn tìm được 1 đôi Ralph Laurent với giá tầm 50 bảng, hay Primark với những chiếc quần đúng mốt năm nay chỉ với 8 bảng, thay vì 20 bảng nếu mua ở HM, dĩ nhiên chất lượng lại là vấn đề khác.

Vuông góc với Buchanan, 1 đầu là Argyle, đánh dấu bằng trung tâm thương mại St Enoch, 1 đầu là Sauchiehall, đánh dấu bằng Buchanan Galleries, một shopping centre khác, với hàng chục cửa hàng, cửa hiệu, department, hàng ăn từ bình dân đến cao cấp cho bạn chọn. Sauchiehall buổi tối cũng đầy ắp các bar cho sinh viên với giá vào cửa hoặc giá đồ uống ưu đãi, và đừng quên O2, night club phổ biến nhất ở Glasgow. Hàng loạt các bar khác có thể tìm thấy ở Bath Street ngay gần đó.

Cũng như mọi thành phố khác ở UK, các siêu thị như Tesco, Sainsbury hay Morrison khá sẵn. Với cùng chất lượng đồ ăn như nhau, Tesco và Sainsbury có giá cao hơn Morrison nhưng lại có nhiều cửa hàng hơn nên rất tiện mua sắm, cứ 500m là gặp Tesco hoặc Sainsbury local. Morrison thì chỉ có 1-2 location trong bán kính 3km nhưng là cửa hàng lớn và có nhiều option để chọn lựa. Các bạn sống bên West End thì còn có thêm lựa chọn là mua trực tiếp tại cửa hàng của Ấn, Tàu, những cửa hàng đó thì thịt, rau củ quả cũng tươi ngon hơn. Glasgow cũng có nhiều siêu thị Trung Quốc rất lớn bán đồ châu Á như gạo, dầu, mắm, rau quả, thịt, măng khô thậm chí cả giò, cá basa, chè hạt sen đóng hộp, gạo nếp nấu xôi hay bột làm quẩy … đơn cử là See Woo và Chung Ying. See Woo thì cách centre khoảng 20p đi bộ, còn Chung Ying thì tầm 10p nhưng bé hơn See Woo và ko nhiều đồ ngon bằng. Ngoài ra gần Central Station cũng có 1 số cửa hàng tạp hóa bán đồ châu Á với chất lượng cao hơn (cảm giác thế).

[endsection]

[section= GIẢI TRÍ]

Cuộc sống về đêm của Glasgow khá sôi động với hàng chục các bar, pub, club, bistro, nhà hàng ở khu vực city centre và cũng ngần nấy địa chỉ tại khu West End (chủ yếu tập trung trong Ashton Lane). Văn hóa bar của Glasgow cũng là 1 điểm attraction của thành phố mà bạn nếu có dành cả năm học cũng chưa chắc đã khám phá hết. Scotland nổi tiếng vì whiskey thì Glasgow cũng nổi tiếng với các whiskey bar, nơi mà bạn có thể được thưởng thức gần như đủ loại whiskey . Nếu bạn thích beer, đã có Bier Halle ở city centre với khoảng hơn 70 loại beer từ các nơi trên thế giới như Bỉ, Đức, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, cả bia Thái và bia Trung Quốc uống cùng với hand-made pizza cực kỳ chất lượng với giá cũng khá mềm, tầm 10 bảng/pizza và 4-5 bảng/pint beer.

Nếu là người thích xem phim, Cineworld ở city centre là một địa chỉ quen thuộc, với thẻ sinh viên, bạn chỉ cần trả 5.6 đồng/vé nếu book online (giảm 10%), chỉ đắt hơn đôi chút so với Megastar nhà mình nếu quy đổi ra VND, vé tháng unlimited là 15 bảng, xem được tất cả các phim.

Glasow cũng được UNESCO bầu là Thành phố của Âm nhạc (city of music). Gần như tất cả các nghệ sỹ trong nước hay quốc tế khi có tour biểu diễn ở Vương quốc Anh đều có điểm dừng ở Glasgow. Ngoài ra, thành phố còn được bầu là Thành phố văn hóa của Châu Âu, được mệnh danh là Athens của Vương quốc Anh. Thư viện University of Glasgow với hơn 2 triệu quyển sách từng được bầu là Thư viện trí thức của Châu Âu.

Glasgow còn nổi tiếng với các trường phái kiến trúc và nghệ thuật riêng, đặc biệt Glasgow School of Art là 1 trong 10 trường kiến trúc tốt nhất toàn châu Âu. Đến đây các bạn sẽ có cơ hội thưởng lãm một phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất độc đáo và nổi tiếng do Kiến trúc sư huyền thoại Mackintosh sáng tạo ra.

[endsection]

[section= CÁC TRANG WEB HỮU ÍCH]

  • Visitscotland: website chính thức của ngành du lịch Scotland, gợi ý tất cả các điểm đến, tổ chức tour đi khắp Scotland
  • Thelist: gợi ý tất cả các điểm ăn uống, chơi bời trên toàn đất Anh
  • Trip Advisor: trang web giới thiệu và đánh giá các địa điểm du lịch nổi tiếng toàn thế giới.

[endsection]

 

THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN

The Vietnamese Society of Glasgow
Thành lập: Ngày 21 tháng 05 năm 2013
(Là thành viên của The University of Glasgow Students’ Representative Council)

Địa chỉ: Room 428, Sir Alexander Stone Building, University of Glasgow
16 University Gardens
G12 8RN
Điện thoại: +44 (0) 1413307463
Email: vietnamesesociety@outlook.com

Weblog: https://vietnamesesociety.wordpress.com/
Facebook: https://www.facebook.com/groups/svglasgow/

Trở về Bản đồ