Chester, Anh Quốc

[ezcol_1third]

[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]

GIỚI THIỆU

Chester là một thành phố nhỏ thuộc Cheshire với dòng sông Dee (River Dee) chảy qua. Kiến trúc của Chester mang đậm phong cách Anh với những con đường lát đá cổ kính. Con người ở thành phố này hiền hòa và khá thân thiện.

Interesting facts:

  • Chester là thành phố nhiều ma ám nhất châu Âu 🙂
  • Chester Eastgate clock là chiếc đồng hồ được chụp ảnh nhiều thứ hai của nước Anh, chỉ sau Big Ben dưới London.
  • Chester Racecourse (trường đua ngựa Chester) là trường đua ngựa cổ nhất nước Anh.
  • Bức tường thành Chester được bảo tồn gần như nguyên vẹn so với các thành phố khác.
  • Chester Zoo là vườn thú tốt nhất nước Anh.

Nguồn: https://drive.google.com/file/d/0BwNCvFYukFbZQVlfQ1JWZFZESEU/edit

Tác giả: Jessica Nguyen

[/ezcol_2third_end]

[section= THỜI TIẾT]

Chester nằm ở phía Tây Bắc, gần với Wales nên thời tiết lạnh hơn các thành phố phía Nam.

Tháng 7 và tháng 8 là hai tháng mùa hè nóng nhất năm, nhiệt độ oi bức và nắng không khác gì ở Việt Nam. Các tháng 5, 6 và 9, 10 thời tiết khá dễ chịu, có thể mặc áo phông ra đường. Thời tiết bắt đầu lạnh từ tháng 11, kéo dài đến khoảng tháng 4 và trong đó tháng 1 sẽ có tuyết rơi. Đi lại sẽ khó khăn hơn vì ẩm ướt và trơn trượt nên các bạn nên có một đôi bốt đi tuyết dày, có thể, và mình nghĩ là nên, mua ở bên này.

Lưu ý nhỏ là nếu bạn chia nhà với người Anh, hoặc chủ nhà có thể điều khiển hệ thống sưởi từ xa, họ thường chỉ bật sưởi một số giờ nhất định trong ngày và tắt trước khi đi ngủ. Thế nên các bạn nên chuẩn bị thêm một số áo cotton/tất dày đi ngủ.

Thời tiết ở bên Anh khá thất thường, nhất là vào lúc chuyển mùa, trời có thể đổ mưa nặng hạt trong khi đang nắng chang chang nên các bạn có thể chuẩn bị từ nhà các loại áo chống rét có mũ hoặc mang theo ô từ nhà đi.

[endsection]

[section= PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG]

Vì là thành phố nhỏ nên trong nội thành không có xe buýt hay tàu di chuyển (các bạn cứ sang thử rồi sẽ hiểu vì sao xD). Các chuyến xe buýt chủ yếu đi ra ngoại thành và lên các thành phố khác.

  • Bus: First bus, Arriva bus, Stagecoach bus
  • Coach station: Ngay giữa trung tâm, gần Town Hall.
  • Taxi: 24/7 (Abbey taxi, King Cabs taxi)
  • Train station: 10-­‐15 phút đi bộ từ trung tâm thành phố.

Sinh viên từ 16-­‐25 tuổi có thể làm Railcard (£30/năm) để mua giá vé ưu đãi. Sinh viên trên 25 tuổi vẫn có thể làm Railcard nhưng cần giấy xác nhận sinh viên của trường. Giá vé sẽ được giảm khoảng ⅓ giá gốc vào các giờ off-­peak (không cao điểm), thường bắt đầu sau 10h sáng và sau 6h tối. Vé tàu có thể đặt qua thetrainline.com hoặc nationalrail.co.uk. Nếu hay đi coach có thể làm thẻ Coach card, tác dụng như Railcard, dùng để giảm giá các chuyến đi boằng coach bình thường (£10/năm).

* Đối với sinh viên lần đầu đi về Chester từ sân bay Heathrow/Manchester:

  • Sân bay Manchester gần Chester hơn sân bay Heathrow nên khi đặt vé nên lưu ý chọn sân bay này để di chuyển dễ dàng, nhất là với những bạn lần đầu tiên đến nơi.
  • Từ sân bay Manchester có thể đi taxi về Chester hoặc rẻ nhất là đi coach về Chester central (giá vé khoảng £8, được mang theo 2 kiện hành lí, mỗi kiện không quá 30kg, nếu quá quy định phải mua thêm cân). Chi tiết booking xem ở trang web National Express (http://www.nationalexpress.com/home.aspx). Lựa chọn còn lại là đi train nhưng không tiện bằng coach vì hành lí cồng kềnh khó di chuyển lên/xuống.
  • Từ sân bay Heathrow không nên đi taxi xuống vì sẽ cực kì đắt và không có train xuống thẳng Chester từ sân bay. Lựa chọn tốt nhất là đặt coach, quy định về hành lí giống như với Man, giá vé rơi vào khoảng £50.

[endsection]

[section= CHI PHÍ ĂN Ở]

Đối với các học sinh quốc tế mới đến hầu hết đều ở Chester Lodge/Travel Lodge một, hai tuần đầu để quen với môi trường, nhập học rồi đi tìm nhà. Bản thân mình thì ở B&B (Bed and breakfast) hoặc nếu bạn quen ai đấy có thể ở nhờ một, hai hôm cho đến khi tìm được nhà.

Các mô hình nhà ở cho sinh viên có khá nhiều, từ kí túc xá cho đến thuê chung cư. Đối với hình thức kí túc xá: Các kí túc xá thường được book trước vài tháng so với kì nhập học chính thức vào tháng 9. Nếu các bạn muốn ở kí túc xá nên liên hệ với trường trước để kiểm tra các phòng trống có thể. Các loại ở kí túc xá của trường xem thêm tại website của trường: http://www.chester.ac.uk/campus-­‐life/accommodation/chester.

Thời điểm kí hợp đồng nhà thường bắt đầu từ tháng 7 cho tới tháng 9, các công ti môi giới và các landlord/landlady lớn thường bắt đầu quảng cáo khoảng 3 đến 4 tháng trước hợp đồng trên nhiều trang mạng hoặc trên website chính thức của họ, còn các landlord/landlady nhỏ thường dán thông tin ngay ngoài cửa kính nhà khoảng 2 tuần -­‐ 1 tháng trước khi họ sẵn sàng cho thuê. Vì các khóa học Foundation Study/BA Hons/MBA International có nhiều đợt khai giảng trong năm cho nên các bạn sang học khóa tháng 4 (tháng 6 đối với FS và Pre-­‐sess) và tháng 11 (tháng 1 đối với FS và Pree-­‐sess), việc tìm nhà sẽ khó khăn hơn. Khả quan hơn là việc Chester cách Liverpool 45 phút và cách Manchester 1 tiếng đi tàu nên nếu không tìm được nhà dưới Chester, các bạn hoàn toàn có thể lên Liverpool tìm nhà rồi khi nào có lịch học thì xuống Chester.

Một số điều cần lưu ý khi đọc thông tin và kí hợp đồng mà các bạn mới đến hay hỏi mình:

  • pcm = per calendar month: Điều này có nghĩa là tiền nhà của các bạn sẽ không phải nhân với 12 tháng mà nhân với 52 tuần rồi chia ra theo từng tháng.
  • pw = per week: Tương tự như pcm, tiền nhà sẽ nhân với 4 tuần và cộng/trừ thêm các ngày lẻ của tháng.
  • Các chủ nhà lớn và các công ti môi giới sẽ charge Administration fees và có thể thêm cleaning fee, dao động từ £70 cho đến £150.
  • Các chủ nhà/công ty môi giới có thể yêu cầu người bảo trợ (guarantor): quốc tịch Anh, sống và làm việc tại UK; đứng ra bảo đảm. Trong trường hợp này học sinh quốc tế trừ khi có người nhà có quốc tịch bên này hoặc chấp nhận đóng trước toàn bộ tiền nhà, ngoài ra không thể thuê được.
  • Bills mùa hè sẽ rẻ hơn mùa đông, chủ yếu vì tiền bật sưởi.
  • Các khoản bills có thể charge (nếu như thuê nhà include some bills hoặc không include bills): Gas, Electricity, Broadband, Water, Council Tax, TV License.
  • Nên tìm nhà ở khu vực postcode bắt đầu bằng CH1 vì gần trường và trung tâm thành phố, ví dụ như CH1 4EY, CH1 3AA.
  • Hợp đồng nhà thường kí theo một năm (12 tháng), rất ít khi chủ nhà kí ngắn hạn dưới 6 tháng. Trong trường hợp nếu các bạn đến giữa năm và kí với các landlord/landlady lớn hoặc agent hoặc đặc biệt theo yêu cầu của chủ nhà, thì có thể kí cho đến kì hạn của hợp đồng soạn sẵn, tức là từ ngày chuyển vào cho đến kì hạn nhất định (thường là đến tháng 7 hoặc 8).
  • Nhà ở càng đông bills sẽ càng rẻ, tuy nhiên các vấn đề phát sinh sẽ có thể nhiều lên.

Một số công ty môi giới tại Chester:

Một số trang mạng tìm nhà tham khảo:

[endsection]

[section= TIỀN ĂN Ở VÀ ĐỒ GIA DỤNG CẦN THIẾT]

Theo như mình thấy, tiền nhà của các học sinh bên này dao động từ £240 -­‐ £350 một tháng còn tiền ăn từ £30 đến £70. Vậy nên trung bình sinh hoạt phí rơi vào khoảng £300 đến £400, chưa kể tiền mua sắm và tiêu pha linh tinh.

Hình thức siêu thị ở UK nói riêng và ở các nước nói tiếng Anh nói chung, rất khác với Việt Nam, siêu thị giống như một cửa hàng tạp hóa có tất cả mọi thứ từ đồ điện, gia dụng, quần áo, thuốc men cho đến đồ ăn và giá cả ở mức hợp lí. Các siêu thị mọi người thường đi bên này là Tesco, ngoài ra còn có Asda, Aldi, Wilkinson, etc. Các hiệu thuốc thì có SuperDrug và Boots. Chester cũng có chợ, nằm ở trung tâm thành phố, cạnh Town Hall, bên trong các gian hàng cấu trúc giống như chợ Đồng Xuân/chợ Bến Thành nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Các vật dụng cần thiết:

  • Chăn, ga, gối (Duvet, duvet cover, fitted sheet and pillows): Chủ nhà sẽ không cung cấp cho mình mà tự bản thân phải mua. Mọi người đều sang bên này rồi mới mua ở Tesco, Primark hoặc Wilkinson bởi mang từ VN sang sẽ rất nặng hành lí và chưa chắc đã hợp với cỡ giường của phòng sẽ thuê. Tùy vào cỡ giường (single, double hay king/queen size) mà giá chăn và ga khác nhau. Đợt mới sang mình mua một bộ chăn gối king size thì rơi vào khoảng £50 (£10 chăn + £8 gối + £30 cho 2 bộ duvet và fitted sheets)
  • Nồi cơm điện: Mọi người bên này hầu như toàn mang nồi cơm điện sang nhưng nếu muốn mua bên này thì có thể ra Argos mua, giá rơi vào khoảng £40
  • Nồi lẩu, nồi áp suất, nồi hầm giữ nhiệt, chảo, etc: Có thể mang sang nếu hay dùng nấu ăn. Các loại nồi này đều có thể mua ở siêu thị bên này.
  • Các dụng cụ làm bếp: Nên mua ở bên này tránh hành lí lỉnh kỉnh. Riêng có dao bên này đều không sắc như dao ở VN vậy nên mang theo 1 -­‐2 con dao sang, nhất là những loại dao thái thịt và chặt xương (nếu dùng đến).
  • Ổ nối/chuyển dắc cắm: Ổ cắm bên này vẫn là 220V giống như ở VN nhưng là ổ ba chân vuông. Các bạn có thể lên google tìm hình ảnh. Theo kinh nghiệm của mình, mình mua hẳn một bảng điện của Lioa dùng trên phòng và có thể thêm một ổ nối dùng để cắm nồi cơm điện.

[endsection]

[section= NGÂN HÀNG VÀ CÁC THỦ TỤC KHÁC]

Các ngân hàng thông dụng ở Chester: Barclays, Lloyds­‐TBS, HSBC, RBS‐NatWest và Santander. Để mở tài khoản ngân hàng cần có giấy xác nhận của nhà trường (bank letter). Lưu ý là để có được tờ giấy này và một trong những điều khoản cần thiết để mở tài khoản ngân hàng là bạn phải có địa chỉ tại UK. Vậy nên những bạn mới sang chưa tìm được nhà thuê không thể mở tài khoản. Một khi có địa chỉ, cần cầm hợp đồng nhà cùng với thư yêu cầu bank letter lên văn phòng trong Binks building (main campus) để lấy giấy xác nhận, sau đó mới ra ngân hàng đặt lịch hẹn mở tài khoản khi đã có giấy xác nhận. Các thủ tục cần để mở cũng chỉ cần Bank letter, passport và hợp đồng nhà nếu ngân hàng có yêu cầu, đặc biệt là NatWest. Tài khoản có hiệu lực ngay từ lúc mở và bố mẹ có thể chuyển tiền ngay vào tài khoản, tuy nhiên thẻ ngân hàng không lấy ngay được mà sẽ được gửi về địa chỉ nhà từ 2 đến 4 ngày làm việc, tùy ngân hàng. Để dùng được Online Banking thì cần Pinsentry, ngân hàng sẽ hướng dẫn tỉ mỉ khi bạn lập tài khoản. Đa số các sinh viên ở Chester đều dùng Barclays.

Để làm việc tại UK, các học sinh đều cần National Insurance number. Hướng dẫn đăng kí chi tiết xem tại trang web sau (https://www.gov.uk/apply‐national‐insurance­‐number). Theo kinh nghiệm của các học sinh đã apply NIN bên này đều không phải phỏng vấn mà chỉ cần gửi đơn đăng kí và khoảng 1 tuần sau là có. Về việc viết CV xin việc có thể lên Employment and Career Office của trường để được hướng dẫn.

NHS: Hệ thống chăm sóc sức khỏe bên này yêu cầu mỗi người đăng kí với một GP, giống với bác sĩ đa khoa ở VN. Trong trường hợp ốm sẽ đặt lịch hẹn với GP, theo lịch khám và phát một số loại thuốc miễn phí. Nếu không đăng kí với GP vẫn có thể đặt lịch khám bệnh nhưng phải tự túc tiền khám chữa bệnh và tiền thuốc. Mẫu đơn đăng kí GP sẽ được trường phát trong buổi giới thiệu (Induction/Registration Day), hoặc lên văn phòng xin mẫu đơn.

Để tham gia các CLB của trường, bạn cần có thẻ gọi là DOC card. Danh sách các CLB thể thao và văn hóa có trên trang chủ của SU (http://www.chestersu.com). Các bạn có thể mua DOC card cũng trên trang này bằng cách click vào đường link dẫn đến SU online shop, tùy các CLB khác nhau sẽ có mức charge khác nhau.

[endsection]

[section= GIẢI TRÍ – MUA SẮM]

Chester có duy nhất một khu mua ở trung tâm là Grossvenor Shopping Center, diện tích khá nhỏ và số lượng các cửa hàng không nhiều. Tuy nhiên ngoại thành có khu mua sắm Cheshire Oaks với rất nhiều outlet lớn mà các học sinh từ Birmingham và các thành phố lớn khác đều đổ về. Từ Chester bắt xe buýt xuống không xa lắm. Về mảng giải trí Chester không có nhiều, chỉ có các lễ hội cuối tuần, trường đua ngựa và rạp chiếu phim duy nhất gần trung tâm thành phố vừa mới đóng cửa. Tuy nhiên các bạn có thể tham gia các CLB thể thao và xã hội của trường để tiêu bớt thời gian ngoài việc học.

Đa số các cửa hang quần áo, giày dép đều tập trung thành cụm quanh Grossvenor Shopping Center nên không cần đi xa. Cuối season thường là mùa sale hoặc đầu season cũng có giảm giá, đặc biệt vào tháng 9 fresher month, Grossvenor có tổ chức một đêm gọi là “Student Lock-in Event”, các cửa hàng đều giảm giá 20% cho sinh viên. Sinh viên của trường còn có thể mua NUS card (£25/năm) để mua đồ giảm giá với một số hãng và trang web (http://www.chestersu.com/your-­‐union/nus). Lưu ý là đi học hay mua sắm đều đi bộ nên đặc biệt cần ít nhất một đôi giày thể thao tốt.

[endsection]

[section= VIỆC LÀM THÊM]

Thành phố Chester là thành phố nhỏ cho nên cơ hội làm việc không có nhiều. Nhiều học sinh quốc tế ở trường lên Liverpool làm việc cuối tuần hoặc sống và làm việc trên Liverpool rồi xuống học khi có tiết.

[endsection]

[section= CÁC LƯU Ý VỀ TRƯỜNG, HỌC TẬP]

  • Các bạn học chương trình FS/BA Hons/MBA sẽ học ở Riverside campus.
  • Thời khóa biểu: Tùy vào chương trình học, thời khóa biểu sẽ khác nhau. Các lecture có thể kéo dài từ 1 tiếng, 2 tiếng, 4 tiếng, 6 tiếng cho đến all-­‐day lecture (9 tiếng). Các buổi học có thể rời vào từ thứ hai đến thứ sáu, thứ 7 và chủ nhật nghỉ.
  • Assessment system: Các bạn có thể được giao viết tiểu luận (assignment) từ 1000 từ/bài (đối với FS), 2000 từ/bài (BA Hons) cho đến 4000 từ/bài (MBA) hoặc thi cuối kì. Ví dụ một môn trong chương trình học BA có thể hoàn toàn viết assignment; vừa thi vừa viết tiểu luận hoặc hai bài thi. UoC dùng hệ thống chấm điểm theo phần trăm, tham khảo quy đổi ở bảng dưới.

Chester - bang diem

  • Plagiarism: Việc tối kị trong hệ thống học tại UK là đạo văn, tức copy các tài liệu từ bài một người khác hoặc tư liệu tìm trên mạng/trong sách mà không có trích dẫn đầy đủ (referencing). Các bài tiểu luận trước khi châm đều được đưa vào phần mềm kiểm tra và nếu chỉ số plagiarism vượt quá 20-­25%, học sinh đó sẽ được đưa ra hội đồng xử lí đạo văn và phải biện luận chứng minh bài viết hoàn toàn là ý tưởng của mình. Trường hợp sinh viên biện hộ thành công theo cô của mình nói là chưa từng xảy ra tại UoC mà các sinh viên nhận thẳng điểm Fail. Nếu bị dính lỗi này đến làn thứ hai sẽ bị đuổi học và có khả năng trục xuất (yên tâm là các bạn mới đến còn sẽ nghe bài ca này nhiều lần lắm, nhất là các bạn học found). UoC sử dụng hệ thống APA. Chi tiết về referencing bạn có thể tìm trên portal của trường: Đăng nhập vào portal (https://portal.chester.ac.uk/), ở góc phải phía trên search APA referencing.
  • Assignment word limit: 10% over/less.
  • Failing: Bạn cần điểm pass cho mọi bài để qua một môn. Ví dụ như nếu test chiếm 25% fail còn exams cuối kì 75% pass vẫn có nghĩa bạn phải thi lại. Tương tự như vậy, nếu fail một bài tiểu luận cũng phải làm lại. FS và BA được làm lại thêm 1 lần, MBA được thêm 2 lần.
  • Student Union: Lên trang chủ của SU để tham khảo thêm về các CLB thể thao, xã hội và các hoạt động tình nguyện (http://www.chestersu.com). Hiện tại đăng kí với SU Chester campus có 36 CLB thể thao và 44 societies.
  • Fresher guide list: Checklist của trường liệt kê những vật dụng cần trong thời gian đầu: http://www.chestersu.com/wp-­‐content/uploads/2013/05/freshers-­‐ guide.pdf
  • Vietsoc Chester: Qua Facebook, các thành viên của Vietsoc đang học tại UoC sẽ cùng comment trả lời câu hỏi của các bạn sắp/mới sang và kể cả những bạn đã ở đây lâu rồi. Đây cũng là nơi mọi người chia sẻ những sự kiện diễn ra ở Chester và update các hoạt động của Vietsoc như social evening, sport events và kỉ niệm các ngày lẽ truyền thống như Tết, 30/4 -­ 1/5 etc.

[endsection]

[section= KINH NGHIỆM TRƯỚC KHI ĐI DU HỌC CỦA MÌNH]

  • Check list: Mình thường làm một check list liệt kê những thứ mình cần dùng sinh hoạt hàng ngày bắt đầu từ phòng ngủ, phòng tắm cho đến phòng bếp rồi gạch đi những thứ mình có thể mua được khi sang bên này để giảm thiểu cân nặng hành lí.
  • Một số loại thuốc nên mang: thuốc cảm, thuốc ho, dầu gió, kháng sinh, một ít thuốc ngủ (mình dùng trong những ngày đầu để tránh bị ngã nước), thuốc chống dị ứng…
  • Mì tôm: Mình hay mang một thùng sang cho những ngày đầu/tháng đầu mới sang, và mì ở đây rất chán.
  • Tiền mặt: Dù có thẻ Visa quốc tế mình vẫn mang theo tiền mặt khi mới sang phòng khi cần dùng, ví dụ như khi mới đến kí hợp đồng nhà mình chưa có thẻ ngân hàng và bắt buộc phải thanh toán trước 3 tháng tiền nhà.
  • Ảnh thẻ: Một vài tấm ảnh 3×4 và 4×6 sẽ cần thiết khi làm các thủ tục visa/làm các loại thẻ. Chụp ảnh thẻ ở bên này thường rất đắt.
  • Dụng cụ học tập: Mình thường mang sang bút và một số thứ lặt vặt như dập ghim, bút nhớ dòng, bút màu vì ở VN mua những thứ này rẻ và đa dạng hơn, còn vở/refill nặng nên mình mua ở bên này.

[endsection]

 

THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN

VietSoc Chester
Facebook: https://www.facebook.com/vietsoc.chester?ref=tn_tnmn

Trở về Bản đồ