Bedfordshire, Anh Quốc

[ezcol_1third]

[/ezcol_1third] [ezcol_2third_end]

GIỚI THIỆU

Page Vietnamese society in Bedfordshire càng ngày càng đông các em khóa dưới chuẩn bị sang UK. Mình có một vài kinh nghiệm về học tập và sinh hoạt hàng ngày, nho nhỏ và căn bản thôi, hi vọng giúp cho các em thích nghi tốt hơn với cuộc sống ở đây.

Nguồn: https://docs.google.com/file/d/0BwNCvFYukFbZOXl5S2xhVUJWTHc/edit

Tác giả: Nhà Baker, Hanh Meow

[/ezcol_2third_end]

[section= THỜI TIẾT]

Khi chuẩn bị sang Anh có lẽ đây là một trong những điều mọi người hay quan tâm. Tầm giữa tháng 9 khi mình đến Luton, thời tiết khoảng 12-13 độ, hơi gió và lạnh như mùa thu ở nhà nhưng vẫn có nắng ấm và không quá buốt. Vì thế khi xuống sân bay các em cũng nên mặc ấm nhưng cũng k cần đến mức kín mít đâu vì nhiệt độ tuy thấp nhưng khá dễ chịu. Đến tầm tháng 12 và tháng 1 vừa rồi, trời có thể xuống âm độ và có tuyết (trong khoảng 1 tuần), vì vậy đường xá có thể khá ẩm ướt và trơn khi tuyết tan.

Cũng nói thêm về chuyện quần áo, với tình hình thời tiết bên này và cả chuyện chúng ta sẽ chủ yếu đi bộ đến trường, mình khuyên các bạn nữ nên chủ yếu mang giày thể thao và sang bên này nên sắm thêm 1 đôi bốt vì bốt bên này rất ấm và chất lượng tốt. Giá bốt thấp nhất là trên 10 bảng và đến khoảng gần 30 bảng cũng đủ có 1 đôi bốt khá thời trang lại vừa ấm rồi. Cũng nói sang một chút về chuyện mua sắm là khi vừa nhập trường thì khu mall (có các shop quần áo) cạnh trường sẽ có riêng một ngày discount dành riêng cho sinh viên ( vào khoảng giữa-cuối tháng 10), giảm giá nhiều mặt hàng xuống khoảng 20% nên rất thuận lợi cho mình sắm sửa. Boxing vào khoảng 26-30/12 cũng sale khá mạnh nên các em có thể dành dụm tiền là vừa.

[endsection]

[section= ĐỒ GIA DỤNG]

Ngày đầu sang, đây là 1 số thứ đồ thiết yếu mình quan tâm đầu tiên:

  • Ga giường (fitted sheet) + vỏ chăn, gối + ruột chăn, gối: đa số mọi người sang đây mới mua và cũng nên như vậy bởi nếu mang từ VN sang sẽ rất tốn chỗ mà chưa chắc đã vừa với cỡ giường ở đây. Nơi mua: Primark – giá cả hợp lý, bình dân mà đồ trông cũng khá đẹp, Wilkinson – đồ đẹp và chất lượng tốt hơn, nhưng giá cũng mắc hơn chút. Giá: mình không nhớ cụ thể (có thể tra trên website của 2 cửa hàng trên) nhưngg khoảng từ 35-50 bảng cả bộ cho giường double (loại giường thông dụng nhất).
  • Nồi cơm điện, ấm đun nước: thường mua ở Argos. Nồi cơm nhà mình gần 40 bảng, loại trên 3 lít, ấm đun tầm 6-7 bảng.
  • Nồi, chảo, dao, dụng cụ nấu nướng: thường mua ở Wilkinson hoặc Argos. Mình nghĩ các em trước khi đi có thể lên website search để chuẩn bị trc khoản tiền cần thiết. Dao bên này bán dùng không được sắc bằng Việt Nam. Nếu được, nên mang 1-2 con dao từ VN sang, nhất là loại dao to dùng để chặt xương, và đũa ăn.

[endsection]

[section= ĐỒ ĂN]

Thức ăn hàng ngày đa phần mọi người hay mua ở Tesco. Xa hơn một chút cách trường khoảng 20 phút đi bộ có khu Sainbury và chợ Ấn cũng có nhiều mặt hàng.

Cá và hải sản (biển) tươi thì nên vào Market hall.

Ở đây có 1 chỗ giống nhà kho là Central market (hay gọi là chợ Tàu) ở phố Union Street.

Ở đây có các đồ như ở nhà như:

  • Gia vị: nước mắm, xì dầu, dấm, các loại dầu (dầu hào, dầu mè…)
  • Đồ khô: gạo, bánh phở, bún khô, miến khô, nấm
  • Rau: dưa chua, măng
  • Một số thứ “đặc biệt” ở chợ Tàu có: móng giò, lưỡi lợn, xương ống, mực, chân vịt, một
  • số loại nội tạng khác
  • Gia vị đồ Hàn hoặc Nhật: rong biển, sốt miso, v.v.

Bạn nào có điều kiện lên London có 1 khu gọi là Hackney, có rất nhiều nhà hàng Việt và bán một số thứ đồ Việt mà ở Luton không có như: bánh tét, giò, bột sắn, một số loại mắm, một số loại rau như tía tô v.v. Nhưng chắc lâu lâu mua vài thứ cho đỡ thèm thôi vì giá cả khá mắc.

Tóm lại là về đồ ăn thì nên mang một số thứ như: ruốc (đề phòng thời gian đầu có đồ ăn), mì tôm (bên này cũng có mì nhưng siêu chán, khu Hackney có mì Việt nhưng tất nhiên là lâu lâu mới mua cho đỡ thèm), gia vị (bột canh, ngũ vị hương, bột tôm, hạt nêm). Nếu còn chỗ có thể mang thêm 1 số loại đồ ăn vặt kiểu như thịt bò khô hay ô mai.

[endsection]

[section= PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG]

Sinh viên chúng ta thì thường di chuyển bằng phương tiện công cộng. Sau đây là một số loại thẻ thông dụng:

  • Rail card: có thể làm ở ga hoặc online (có thể qua trang 16-25railcard.co.uk). Sinh viên thường làm rail card vì nó có tác dụng giảm khoảng 1/3 giá vé đi train. Vd: tuyến Luton-London, không có rail card giá là 15 bảng, có rail card giá khoảng 10.5 bảng. Giá làm rail card: 28 bảng dùng trong 1 năm. Khi làm nhớ mang passport và 2 ảnh 3×4.
  • Day travel card: vé đi tất cả phương tiện công cộng(bus/ overground/underground) ở London nội trong ngày mua vé, từ 4h sáng hôm trước đến 4 h sáng hôm sau. Vd: vé Luton-London chơi trong vòng 1 ngày (có dùng rail card) khoảng 10.5 bảng; nếu không dùng rail card mà đi dưới dạng group save 4 người sẽ khoảng 7.75/ người.
  • Oyster: dùng cho tất cả các phương tiện công cộng ở London (tàu điện ngầm, xe bus..). Có thể mua ở ga tàu, giá mua (năm ngoái) 5 bảng, còn nạp mỗi lần thì tùy mình.

Nói chung vé tàu có thể đặt online qua trang Thetrainline.com hoặc trang Nationalrail.co.uk. Sinh viên có thể chọn mua vé off-peak (vé đi vào những giờ không phải cao điểm) thì vé sẽ thấp hơn nhiều

  • Coach card: thẻ đi xe bus, tác dụng như rail card, làm giảm giá khi đi lại bình thường. Giá làm: 10 bảng/năm. Có thể làm online và tìm hiểu hành trình qua trang Nationalexpress.com.

Một lưu ý khi các bạn lần đầu đến sân bay ở London thì nên đi coach vì taxi ở Anh rất đắt (như mình và bạn mang nhiều đồ phải 30-40 bảng/người); đi train không thích hợp lắm cho việc mang hành lý cồng kềnh mà còn không đến tận nơi vì phải chuyển tàu nhiều lần; còn đi coach thì giống như đi xe khách Bắc-Nam ở nhà, điểm dừng ở gần trường, giá khoảng 15-25 bảng, được mang hành lý lên xe (được 2 kiện, mỗi kiện không quá 30 kg, nếu quá có thể nộp phạt nhưng cũng k quá đắt), không cần đặt vé trước mà có thể ra thẳng chỗ bán vé mua tại tất cả các airport lớn ở London (có thể xem trước trang Nationalexpress.com để tìm hiểu).

[endsection]

[section= NGÂN HÀNG]

Một trong những việc mình và các bạn ưu tiên làm khi đến đây là nhanh nhanh chóng chóng lập 1 tài khoản ở Luton để bố mẹ còn chuyển được tiền sang. Thủ tục thì bao gồm ra SiD (student information desk) của trường xin giấy xác nhận (Bank Letter) của trường cho mở tài khoản ngân hàng nào mình muốn, trường sẽ cho tối đa giấy cho khoảng 2 ngân hàng, xin khá dễ, một lúc là xong. Sau đó cầm giấy đó và một số giấy tờ như passport ra ngân hàng mở tài khoản, nói chung thủ tục cũng khá nhanh gọn thôi và họ cũng hướng dẫn khá cụ thể (chỉ có xếp hàng có thể hơi lâu chút vì tháng 10 sinh viên ra ngân hàng cũng khá đông).

Sau đây là một số thông tin về các ngân hàng các em có thể chọn. Ở Anh có Big Five commercial bank là: HSBC, Lloyds-TSB, RBS-NatWest, Barclays, HBoS.

  • Nói chung trong số các ngân hàng này, Natwest đòi hỏi khá cao về giấy tờ, bạn mình ở ký túc xá trường còn có thể làm được, còn mình ở ngoài thì ngân hàng đòi hỏi khá lằng nhằng về chuyện chứng minh chỗ ở.
  • Lloyds-TSB cũng là một trong những ngân hàng được nhiều sinh viên Việt mình chọn nhất vì thủ tục giấy tờ khá dễ dàng. Tuy nhiên các giao dịch cập nhật trong ngày ở internet banking hơi chậm.
  • Barclays: thủ tục cũng khá dễ dàng, dịch vụ có vẻ chuyên nghiệp hơn. Nói chung theo ý kiến cá nhân thì mình recommend ngân hàng này.

2 ngân hàng còn lại mình k rõ lắm, như HBoS thì cũng chưa thấy ai mình quen làm ở đây. Ai biết có thể cung cấp thêm thông tin nhé.

[endsection]

[section= HỌC TẬP]

Chuyện này thì nên gọi là last but not least vì dù để cuối nhưng lại vô cùng đáng quan tâm. Nói qua 1 chút thì điểm số ở đây được chấm theo thang 16, đại loại là A+ – A- rơi vào khoảng 16-14 và cứ như vậy đếm lùi xuống. Dưới điểm D- (5) là trượt. Mình có gửi kèm marking scheme cho dễ hình dung.

Nói qua bằng của chúng ta một chút, đây là phân chia của UoB:

  • Bằng First class honours: điểm trung bình mức A (14-16)
  • Bằng 2.1: điểm trung bình mức B (11-13)
  • Bằng 2.2: điểm trung bình mức C (8-10)
  • Bằng 3rd: điểm trung bình mức D (5-7)

Với các bạn muốn học lên cao học, theo lời thầy Kennedy mà mình nhớ thì bằng 1st class tất cả các trường đều nhận, 2.1 đa số trường nhận, 2.2 một số trường nhận còn 3rd thì k nhiều trường nhận học.

 Vậy ở trường mình thì điểm chấm thế nào? Tính đến thời điểm này thì mình và các bạn đã nhận được một số điểm. Tóm lại một nhận xét là trường chấm điểm khá khắt khe và đòi hỏi học thật sự nghiêm túc và đọc nhiều tài liệu.

Theo ý kiến bạn mình (đã học ở đây từ năm ngoái rồi) thì như ngành nó học thì điểm A rơi vào khoảng 5-10%, điểm B và C mỗi điểm khoảng 30-40%. Và trên thực tế thì mình tham khảo số liệu thì chỉ khoảng 15% sinh viên tốt nghiệp ở Anh với bằng 1st class (các bằng khác thì số liệu đa dạng lắm).

Nói loanh quanh một hồi thì cũng chỉ để nhắc nhở và hơi nghiêm túc một chút là cảnh báo là các em nên nghiêm túc học ngay từ đầu vì dù chỉ phấn đấu điểm B cũng đã phải rất cố gắng.

Một điều nữa cũng cần nhắc đến là Plagiarism (copy bài người khác hoặc không trích dẫn đầy đủ). Đây là bài trường ca sẽ còn được nhắc đi nhắc lại mỗi lúc chuẩn bị nộp assignment :D. Ví dụ như mình học Finance, đợt vừa rồi nghe ông thầy người TQ của mình cảnh báo là năm ngoái môn ông ấy có 10 học sinh phạm lỗi plagiarism (và toàn là học sinh TQ) và trong số đó bao gồm cả những người không cố ý phạm lỗi. Tóm lại ở Anh chuyện này bị xử lý rất nghiêm, như bạn mình dù không vi phạm gì nhưng chỉ cần người ta nghi ngờ vẫn có thể gọi lên “hỏi thăm”. Theo quy định của trường, mức similarity vượt quá khoảng 20-30% khi kiểm tra bằng phần mềm của trường thì bài sẽ nhận điểm F (fail).

Để tránh chuyện này thì các em nên tham khảo một số phần mềm reference như Endnote (đã có bài viết giới thiệu) và nên reference trong bài đầy đủ. Ngoài ra, có nguồn sau của trường rất hữu ích: http://lrweb.beds.ac.uk/guides/ref/dir-quotations.

Chú ý cột bên trái có hướng dẫn cụ thể “how to cite book/ journal/ newspaper….” Thêm nữa là ở hệ thống e-library của trường (DISCOVERY) khi các em truy cập bằng student ID và tìm cách nguồn tài liệu, thì cũng có ngay phần CITE tự động ở bên phải màn hình (cái này khi nào nhập học sẽ có librarian session hoặc các em tự book lịch theo nhóm/ cá nhân với librarian sẽ được hướng dẫn cụ thể).

[endsection]

[section= TOP 10 ĐIỀU NÊN LÀM TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN Ở UK]

*Có thêm thắt chỉnh sửa, dựa trên International Students’ Guide của trường*

1. Gọi điện về VN

Thường thì sinh viên mình hay qua sớm trước khi nhập học để ổn định nhà cửa, đồ dùng trong nhà. Nếu nhà các bạn thuê đã có sẵn wifi, thì viber, line, skype về nhà dễ dàng. Nếu không thì có thể xem xét các phương án sau:

– Free wifi ở: Mcdonals, Costa, trường (log in as guests)

– Lấy 1 cái free sim, mua Pay as you go (5 hoặc 10 đồng) để kích hoạt, theo như t biết thì O2 cước gọi về Vn là 4pence/m, Lebara thì chọn gói UKplus cước tầm hơn 3 pence/m

Ngoài ra còn các mạng sau: Lycamobile, Orange, Giffgaff, Three.. Google để biết thêm chi tiết

2. Loanh quanh trường và town centre

Tuần nhập học thì trường cũng có tổ chức tour of the Uni and town centre, nhưng hầu như khi mới sang các bạn đã cần đi mua đồ dùng+đồ ăn rùi nên cứ tự lọ mọ khám phá cũng dễ dàng (do trường thì ngay cạnh mall, và mall thì có đủ thứ đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản) Về vấn đề mua vật dụng trong nhà ở đâu, hay đồ ăn thì mua ở đâu, tham khảo thêm trong note tổng hợp về sinh hoạt ăn uống ở Bedfordshire.

3. Đăng kí nhập học

Tùy vào ngành học sẽ có 1 ngày registration riêng trong tuần nhập học, bao gồm online registration, nộp bản photo+ mang bản gốc đối chiếu các giấy tờ: Passport, Visa, Bảng điểm, Bằng IELTS, CAS. Sau đó thì sẽ chụp ảnh làm thẻ sinh viên luôn.

Note: về vấn đề tên họ, VD Nguyễn Thị Việt Nam thì tùy các bạn có thể đăng kí tên là Việt Nam Nguyễn, Nam Thị Việt Nguyễn, Thị Việt Nam Nguyễn, nhưng để tiện lợi nhất và thống nhất thì nên để là Nam Nguyễn (trong đó khi ghi ở phần full details name thì là Nam Thị Việt Nguyễn)

4. Mở tài khoản ngân hàng

Ngay khi có thẻ sinh viên, mọi thứ sẽ trở nên thuận lợi. Bạn ra SID, lấy bank letter (trong đó nêu rõ ngân hàng mình muốn làm), mang bank letter+passport ra ngân hàng ở dọc phố gần mall. Về ngân hàng nào, tham khảo thêm trong note tổng hợp về sinh hoạt ăn uống ở Bedfordshire.

5. Khám sức khỏe

Trong tuần nhập học, sẽ có ngày khám cho từng ngành, nhưng thế nào cũng xếp hàng nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần. Có người không khám thì trường gửi giấy gọi về tận nhà, có người không khám thì lại chẳng sao. Nhưng nói chung thì đây là 1 trong những vấn đề thủ tục, nên hoàn thành cho đủ nghĩa vụ :D.

6. Tham dự tuần academic induction

Như trên, đây là 1 trong những buổi thủ tục nên hoàn thành cho đủ nghĩa vụ, mỗi lần cũng ngồi tầm 1 tiếng thôi 😀 Nhưng để chủ động hơn thì bạn hãy tận dụng tuần này để tìm hiểu BREO, xem timetable để tự quyết lịch học cho mình (rải rác mỗi ngày 2 tiếng hay dồn vào học trong 1-2 ngày/ tuần), hỏi library staff về CATALOGUE, cách tìm sách ở máy tính và giá sách, cách in/photo/scan…

7. English Test

Nếu như không có gì thay đổi thì mọi sinh viên quốc tế đều cần làm 1 bài kiểm tra tiếng anh (dù đã có IELTS) sau đó sẽ được xếp lớp tùy theo trình độ. Đây là 1 dạng hỗ trợ miễn phí cho sinh viên, bao gồm những buổi lecture tuần 1 lần và các buổi workshop (số lượng sv ít) tuần 1 đến vài lần tùy trình độ.

8. Social programme

Lấy ngay 1 quyển Social programme của International office để biết lịch dự kiến các buổi event, day trip. Đặc biệt, các buổi day trip có lợi thế là tiết kiệm chi phí đi lại, 1 số nơi bao gồm luôn vé vào tham quan.

9. Các hoạt động của Students’ Union

Vào trang web của Hội sinh viên trường để khám phá thông tin về các hoạt động, 3 mảng chính là Societies, Sports, và Volunteering tùy vào sở thích và nguyện vọng.

10. CV và tìm việc

Kết hợp tìm hiểu town centre và rải CV luôn. Mặc dù đợt đó sẽ là đợt cao điểm sinh viên nhập học, nhu cầu thuê nhân viên hoặc chưa có hoặc có ít, nhưng nếu may mắn thì bạn sẽ tìm được thôi 😀 Tham khảo thêm ở note Tìm việc ở Luton/Bedford.

[endsection]

[section= VIỆC LÀM THÊM]

1. Nguồn tìm việc

Tìm việc ở Bedfordshire (Luton/ Bedford)

Để ý những nhà hàng, quán ăn ở dọc những phố trung tâm và trong mall, khi họ thiếu người luôn treo biển staff required. Tuy nhiên cách này hơi thụ động và phụ thuộc vào may mắn. Tốt nhất các bạn làm 1 cái CV rồi in ra tầm 20 30 bản, đi vào tất cả các nhà hàng hoặc shop rồi bảo tao đang muốn tìm việc (thường thường nó sẽ bảo đưa CV đây nếu cần thì sẽ liên lạc). Nói chung là cũng tùy vận may nữa nhưng nếu cố gắng 1 chút thì cũng sẽ có việc thôi 😀

Tìm việc ở London

Các bạn cũng có thể lên London kiếm việc vì ở đó việc rất nhiều nhưng chi phí đi lại thì cũng khá là đắt đỏ (nếu làm thì chỉ nên làm cuối tuần vì vé tàu cuối tuần rẻ hơn). Nếu làm trên London thì các bạn nên xin việc ở trong hoặc xung quanh mấy cái ga tàu lớn như là St. Pancras, King Cross, Euston, Victoria… vì ko fải di chuyển nhiều, xuống tàu là đến chỗ làm luôn.

Theo như tớ biết thì có n trang web sau có thể gửi CV online và họ lo hầu hết nhân sự cho các quán ăn ở ga tàu/ hệ thống chuỗi quán ăn:

SSP: http://www.foodtravelexperts.com/home/

Pret a Manger: http://www.pret.com/jobs/

Tìm việc qua trường:

Có 1 công cụ tìm việc rất hữu ích từ trường, là JobSavvigrad, hiện nay list hơn 40000 cơ hội việc làm trên toàn UK và giúp sv đăng nhập vào rất nhiều dịch cụ hỗ trợ tìm việc online khác. Student ID cũng chính là tài khoản của bạn trên JobSavvigrad luôn, tùy vào khoanh vùng tìm kiếm của bạn (part time/ full time, thích làm n công việc lien quan đến lĩnh vực gì..) Qua đó, bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm ở trường (student ambassador, welcome team, graduation usher, Luton/Bedford bar staff….) hoặc ở những cửa hàng/ công ty đa dạng ở Luton và các vùng lân cận. Các bước tiếp theo sẽ là apply CV, phỏng vấn và nếu bạn đáp ứng đủ nhu cầu thì…đi làm thôi ^^.

Ngoài ra, 1 tip bản than mình thấy rất hữu ích, đó là khi bạn thấy 1 công việc trông khá là hay ho, hãy hỏi thẳng những bạn/ anh chị đang làm n việc đó về cách xin việc: nộp CV ở đâu, yêu cầu công việc như nào…

Tìm việc qua website của các hãng:

Trên tất cả các website của các hãng: hàng ăn, điện thoại, quần áo, … (Domino, KFC, Mac, Burger King, M&S, Whetherspoon, Cineworld, Lebara, O2, Primark, Topshop, Debenhams…) đều có phần Jobs/ Careers mà bạn có thể apply CV online.

 

2. Quy trình tìm việc

– Trước khi đi xin việc các bạn phải có National Insurance Number hay còn gọi là NI, cái này xin cũng đơn jản, chỉ cần gọi điện thoại cho Jobcentre Plus application line:

Telephone: 0845 600 0643

Monday to Friday, 8am to 6pm

Họ sẽ hỏi mấy câu, rồi sẽ gửi về địa chỉ nhà qua đường bưu điện cho mình application form, điền vào rồi gửi lại sau tầm hơn 1 tuần sẽ có NI. Tham khảo thêm: https://www.gov.uk/browse/tax/national-insurance.

 

– Đi làm thì các bạn sẽ được làm tối đa 20 tiếng 1 tuần và lương thì dao động từ 6.20 – 7.00 p/h (pound) nên nếu làm full 20 tiếng thì mỗi tháng cũng được tầm 500 bảng tiêu vặt (ngoài tiền của bố mẹ). Lương sẽ được trả theo tuần hoặc theo tháng, trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thẳng qua tài khoản ngân hàng.

– Viết 1 CV đúng kiểu (tham khảo: http://www.beds.ac.uk/studentlife/careers/cv) kèm kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc mà bạn xin.

Nói chung, hãy chuẩn bị 1 CV mà bạn ưng ý nhất, miêu tả tích cực nhất về kinh nghiệm/kĩ năng/tính cách – đặc biệt là nó chứng tỏ bạn phù hợp với công việc mà bạn dự tuyển). It’s up to you.

[endsection]

 

THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA HỘI SINH VIÊN

Vietsoc Bedfordshire
Thành lập: tháng 2/2013

Facebook: https://www.facebook.com/groups/Vietsoc.Bedfordshire

Trở về Bản đồ