THIẾU NƯỚC NGỌT 🍂

Đăng bởi Content HCX vào

Nước là thành phần chiếm đến 71% bề mặt Trái Đất, nhưng trong đó 97% là nước mặn, trong 3% nước ngọt thì có đến hơn ⅔ là nước bị đóng băng tại 2 cực. 
🚴‍♂️ Thế nhưng chúng ta vẫn thường nghĩ nước là nguồn tài nguyên vô tận, chỉ bởi vì ta đang sống tại một đất nước có khí hậu tương đối thuận lợi, có tới 3.260km bờ biển và chưa có cơ hội chứng kiến những cảnh tượng “thiếu nước ngọt” nghiêm trọng đã và đang diễn ra tại các nước Châu Phi, Trung Quốc hay Ấn Độ.

🎷 Vậy, bạn hãy thử hình dung nếu hiện tượng đó xảy đến tại Việt Nam? 

🎷 Nếu bạn thấy mơ hồ với câu hỏi trên thì hãy thử đặt mình trong trường hợp không còn một giọt nước sạch nào có thể uống hoặc tắm rửa, thì bạn cảm thấy như thế nào?

🎗️ Ngày hôm nay HCX sẽ đưa đến những VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG liên quan đến thiếu nước ngọt mà có lẽ bạn sẽ lướt qua mỗi khi nhìn thấy nhưng nó đang dần trở thành mối ĐE DỌA lớn đối với con người!

✨ Cape Town, Nam Phi – một thành phố giàu có đã phải trải qua nạn thiếu nước ngọt trầm trọng vào năm 2017 khi con đập Theewaterskloof dần cạn kiệt nguồn nước dự trữ. Người dân phải giảm thiểu lượng nước sinh hoạt xuống còn 100 lít/người/ngày. Điều đó có nghĩa là gì? Với 100 lít mỗi ngày, một người chỉ được tắm vòi hoa sen trong 5 phút, rửa mặt 2 lần và xả toilet 5 lần. Bạn không được đánh răng, không giặt quần áo, không tưới nước cho cây cối quanh nhà và thậm chí không được rửa tay sau 5 lần đi vệ sinh.

Nhưng đến năm 2018 tình trạng vẫn chưa được cải thiện, chính phủ đất nước này đã tiếp tục yêu cầu giảm thiểu lượng nước sinh hoạt tối đa, cả thành phố chỉ được sử dụng 540 lít/ngày. Nhiều nhà phân tích hiện tượng đã dự báo vào ngày 12-4-2018, 🌹còn gọi là Day Zero, là ngày mà hầu hết các vòi nước ở Cape Town sẽ bị khóa. Tuy nhiên, thật may mắn là hiện tượng chưa xảy ra, và nguy cơ đó sẽ xảy đến trong năm 2019.

✨ Người dân tại Namibia – một trong những thành phố khô cằn nhất tại miền Nam Châu Phi đã phải uống nước tái sử dụng từ năm 1968. Vậy thử hỏi rằng liệu bạn có sẵn sàng lấy nước trong bồn cầu đã qua tái chế để làm nước uống? Nhưng ở Namibia, họ không nghĩ nhiều như vậy, họ chỉ có nhận thức rằng việc lọc trong nước thải để tạo ra nước có thể sử dụng trong sinh hoạt là điều quý giá. Và họ đã thành công trong việc tạo ra một lượng nước đủ dùng cho 300.000 người dân ở thủ đô đất nước này. Bên cạnh đó, ngay tại đất nước phát triển như Singapore, tình trạng thiếu nước ngọt cũng diễn ra tương đối trầm trọng, họ đã sử dụng nước tái sử dụng NEWater từ năm 2003, và tính đến nay, lượng nước NEWater chiếm đến 40% tổng lượng nước cần sử dụng của cả đất nước này.

Những năm gần đây, nhiều người đã biết đến cụm từ 🌹 17 mục tiêu phát triển bền vững (trong tiếng Anh: “Sustainable Development Goals”), trong đó mục tiêu số 6 chính là về Nước sạch và Vệ sinh (Clean Water and Sanitation). Dần dần, họ quan tâm hơn đến môi trường sống xung quanh và có những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu tối đa những hành vi gây tác động xấu đến môi trường.

➡ Có người nói rằng, nếu xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3 thì đó sẽ là vì vấn đề thiếu nước ngọt và Canada sẽ trở thành quốc gia hùng mạnh vì có lượng nước ngọt khổng lồ. Vậy đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt đang dần trở nên trầm trọng hơn, liệu con người có thể tác động để làm chậm lại ngày mà Trái đất không còn một giọt nước ngọt nào hay không? Câu trả lời là CÓ. Chỉ cần một hành động vô cùng đơn giản mỗi ngày, chúng ta đã có thể góp phần trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt quý hiếm, điều đó tác động trực tiếp đến cuộc sống chúng ta trong những năm sắp tới, khi mà tình trạng thiếu nước ngọt có thể xảy đến tại Việt Nam nơi có địa lý và khí hậu tương đối thuận lợi.

➡ Hãy cùng HCX điểm tên một số hành động “nhỏ bé” nhưng tác động lại vô cùng lớn lao đó nhé!

♻ Thay thế ống dẫn nước hoặc vòi nước cũ, thường bị rò rỉ trong gia đình để hạn chế lãng phí nước.

♻ Thay vì tắm bồn cầu, hãy là một người bảo vệ nguồn nước bằng cách tắm bằng vòi hoa sen. Và lưu ý tắt vòi khi cần phải thoa sữa tắm hay dầu gội đầu để tiết kiệm một cách tối đa nhé! 

♻ Sử dụng nước thông minh: có thể dùng nước sau khi tắm rửa để cọ phòng tắm, dùng tác nước cuối khi rửa bát để lau nhà, nước rửa rau để tưới cây…

♻ Hãy nhớ chuẩn bị một lớp mùn phủ cho cây cối xung quanh nhà (từ 5-10cm) trong thời tiết ấm áp khi gió xuân sắp về. Lớp mùn có tác dụng duy trì độ ẩm, làm giảm sự bay hơi nước, ngăn chặn đất bị vón cục sau trời mưa, làm đất thông thoáng hơn. Chỉ một hành động nhỏ, bạn không chỉ tiết kiệm nguồn nước ngọt mà còn giúp cây cối phát triển hơn đó!

♻ Hạn chế để trẻ nhỏ đùa nghịch với nước khi tắm rửa, dạy trẻ biết tiết kiệm nước ngay khi còn bé để bé ý thức được tầm quan trọng của nước ngọt!

♻ Rót nước vừa đủ với nhu cầu, không vứt bỏ chai khi vẫn còn nước!

♻ Khi cần rửa tay hay rửa đồ, hãy mở vòi nước chảy chậm thay vì mở với tốc độ tối đa, tránh rửa rau, hoa quả trực tiếp dưới vòi, dùng chậu là một lựa chọn tối ưu hơn!
Dùng lượng nước vừa đủ để luộc rau, tránh đổ bỏ lượng canh thừa khi không dùng hết.

♻ Tránh giặt quần áo thường xuyên, hãy gom lại và giặt từ 2-3 lần/tuần để tiết kiệm nước hơn.

♻ Hạn chế mở nắp khi đun thức ăn để tránh nước bốc hơi và thức ăn nhanh chín hơn!

Chuyên mục:

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *