KUMARI – “NỮ THẦN SỐNG” CỦA NEPAL

Đăng bởi Content HCX vào

Khi nhắc đến nữ thần chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến hình ảnh một vị thần nữ có sức mạnh siêu nhiên, người chỉ xuất hiện trong các câu chuyện huyền thoại nhưng đối với người Nepal, nữ thần vẫn tồn tại ngày nay và “Kumari” được xem là một “vị thần sống” ở đất nước này.

(Nguồn ảnh: Ivette Cabrera)

Kumari hay Kumari Devi là tín ngưỡng tôn thờ nữ thần sống ở Nepal. Từ Kumari có nguồn gốc từ tiếng Phạn, “kaumarya” có nghĩa là “công chúa”.  Khắp vương quốc Nepal chỉ có ba đến năm Kumari, mỗi Kumari trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân nơi đó. Điều đặc biệt là, các Kumari này chỉ là những bé gái khoảng hai đến bốn tuổi. Để trở thành một nữ thần, các bé gái phải xuất thân từ dòng tộc Shakya – cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Việc lựa chọn một Kumari diễn ra rất khắc khe, một Kumari phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí như phải có một cơ thể hoàn mỹ(cổ trắng ngần, thân như cây bồ đề, lông mi dài và cứng, mắt và tóc đen nhánh;….), chưa từng bị thương chảy máu;…Bên cạnh đó, các bé phải trải qua một bài kiểm tra nghiêm khắc hơn để đảm bảo bé gái ấy sở hữu những tính cách của nữ thần Durga. Ví dụ như phải ngủ một mình trong phòng tối với đầu súc vật mà không hề sợ hãi. Bé gái được chọn sau đó sẽ làm lễ để cho nữ thần nhập vào. Kể từ đó, cơ thể của Kumari được xem là linh thiêng.

Việc trở thành Kumari đồng nghĩa với việc các bé gái không được sống với gia đình và phải tách biệt với thế giới bên ngoài để sống trong đền dành riêng cho mình. Mỗi năm, Kumari chỉ được phép rời khỏi cung điện 13 lần trong năm vào những ngày lễ đặc biệt. Đối với người dân Nepal, họ tin rằng nếu nữ thần khóc thì đó là điềm báo có ai đó sắp chết, còn nếu Kumari không nói không cười thì có nghĩa đó là điềm may mắn. Một Kumari có thể bị mất ngôi khi cô ấy đến tuổi dậy thì, lúc này, người ta chọn một bé gái khác đế kế nhiệm.

(Nguồn ảnh: Trekking In Nepal)

Mặc dù việc trở thành một “nữ thần sống” là niềm vinh dự của bao nhiêu gia đình ở Nepal thế nhưng nó vô tình tước đoạt tuổi thơ của các bé gái và ngăn cản đứa trẻ học hành và phát triển. Chính vì thế, ngày nay có rất nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền trẻ em thường chỉ trích truyền thống này.

Nguồn tham khảo: Nepal Sanctuary Trek.

Tác giả: Mỹ Anh

Chuyên mục:

0 Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *